ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Tủa Chùa (Điện Biên): Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt
  • Thời gian đăng: 11/04/2024 04:32:38 PM
  • Tùa Chùa là huyện vùng cao, với địa hình có độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển. Thời điểm này tất cả người dân trong vùng vô cùng vất vả vì thiếu nước sinh hoạt, nhất là khu thị trấn, trung tâm huyện hơn 1 tháng nay người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Đặc biệt, thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện Tủa Chùa đang dành nước cho việc sản xuất vụ lúa chiêm, khiến cho việc khan hiếm nước sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.
  • Tùa Chùa là huyện vùng cao, với địa hình có độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển. Thời điểm này tất cả người dân trong vùng vô cùng vất vả vì thiếu nước sinh hoạt, nhất là khu thị trấn, trung tâm huyện hơn 1 tháng nay người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Đặc biệt, thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện Tủa Chùa đang dành nước cho việc sản xuất vụ lúa chiêm, khiến cho việc khan hiếm nước sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

    Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên hiện nay có tổng số 12 xã, thị trấn. Trước đây, đã có nhiều đoàn khảo sát về nghiên cứu địa chất và đánh giá Tủa Chùa là vùng đất có địa hình cácxtơ. Đây là một trong những nguyên dân dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng ở nơi đây. Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện Tủa Chùa, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng trên 4 vạn dân đang gặp khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt, phân bổ ở tất cả các xã, bản, thị trấn của toàn huyện.

    Ở Tùa Chùa chỉ có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 9 đến tận tháng 4, kéo dài 7 tháng. Thời điểm này chính là cao điểm của mùa khô, nên các lòng hồ, sông suối ở Tủa Chùa cạn nước. Và đó cũng là thời điểm bà con đồng bào đổ nước xuống đồng để cấy lúa vụ chiêm. Nên nước sinh hoạt lại càng trở nên khan hiếm. Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là 5 xã thiếu nước nghiêm trọng như: Trung Thu, Lao Xả Phình, Sín Chài, Tả Sìn Thàng, mỗi nhà cử 1 đến 2 người là lao động chính trong gia đình mang can đi chở nước từ rất xa. Có nhiều hộ trẻ con, người già cũng phải tham gia vào việc đi lấy nước về để dùng trong sinh hoạt.

    Ông Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa, cho biết: Ở đây có nhiều hồ chứa nước sinh hoạt sử dụng chung với nước phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nên khi lấy nước vào các ruộng để bà con gieo cấy thì nước sinh hoạt không đủ để bà con dùng. Cụ thể như hồ chứa nước sinh hoạt của thị trấn chung với nguồn nước của người dân bản Bình Châu và dân đội 8, đội 9 xã Mường Báng. Bây giờ đang là mùa vụ gieo cấy, nên bà con lấy nước vào ruộng. Chính vì vậy mà khu vực thị trấn Tủa Chùa mất nước cả tuần qua. 

    Riêng nước sản xuất cho 1.000m2 ruộng lúa 2 vụ của khu vực thị trấn thì bà con phải lấy một nguồn nước khác trên hồ Tông Lệnh. Thời điểm này tất cả các hồ chứa ở Tủa Chùa dung tích chỉ dao động từ 1.000m3 – 5.000m3. - Ông Đạt nói.

    Ông Thào A Vừ, thôn Bản Phô, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa, chia sẻ: Chúng tôi chưa biết phải khắc phục tình trạng thiếu nước hàng năm như thế nào. Chỉ có cách là mua bồn chứa nước về đựng nhưng cũng không thể đủ nước dùng sinh hoạt cho cả năm. Tôi và rất nhiều hộ dân ở bản và các bản khác, xã khác cũng đi tìm thuê người về khoan giếng, mũi khoan sâu xuống mấy chục mét cũng không thấy có nước. Có nhà khoan cũng có một ít thôi dùng vài ngày là hết. Bây giờ nước để dùng trong sinh hoạt hàng ngày còn chưa đủ thì nước tưới tiêu cho ruộng lúa, ruộng ngô cây trồng khác càng khan hiếm. Nên năm nào trời mưa sớm thì được mùa, năm nào mưa muộn khô hạn thì người dân chúng tôi mất mùa.

    Được biết, Tủa Chùa đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tình hình cũng không cải thiện, các công trình nước sinh hoạt được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước ở Tủa Chùa đều là công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy, nguồn nước không ổn định, thường chỉ đảm bảo được 6,7 tháng trong năm. Các tháng còn lại người dân phải đi rất xa để lấy nước sinh hoạt tại khu vực đầu nguồn hoặc các mó nước tự nhiên.

    Bên cạnh đó, UBND huyện Tủa Chùa đã nhiều lần kiến nghị đề xuất với UBND tỉnh Điện Biên và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án xây dựng cụm hồ Nậm Seo - Chiếu Tính bằng nguồn ngân sách do Trung ương cấp về để đảm bảo an ninh nguồn nước cho hơn 6 vạn dân của Tủa Chùa. Song đến nay vẫn chưa được đầu tư.

    Ông Đạt, cho biết thêm: Chúng tôi đã cử cán bộ phối hợp chính quyền các xã, thôn, bản để hướng dẫn tuyên truyền người dân sử dụng nguồn nước tiết kiệm. Nước lấy vào ruộng phục vụ cho sản xuất được tính luân phiên theo ngày cho từng khu vực. Đồng thời kiến nghị phía Công ty Quản lý Thủy nông tỉnh Điện Biên có giải pháp điều tiết nước, tăng hệ thống ống dẫn nước về cho các cánh đồng thị trấn, Mường Báng để giảm thiểu việc lãng phí nguồn nước phục vụ sản xuất cho người dân. Nhưng tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ cho sản xuất vẫn diễn ra ở tất cả các xã, thôn, bản trên địa bàn toàn huyện Tủa Chùa. Câu chuyện thiếu nước ở đây lúc nào cũng là vấn đề nóng… diễn ra từ năm này qua năm khác và cũng chưa biết đến khi nào tình hình được cải thiện.

    Trần Hương

    Anh13.jpg

    Các em học sinh ở Tủa Chùa đi lấy nước sau giờ học

    anh14.jpg

     Nhiều diện tích lúa ở Tùa Chùa hiện khô nứt nẻ

  • Tác giả: Trần Hương
  • Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường
  • Tuần Giáo hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2014
  • Tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực thi pháp luật về khoáng sản
  • Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013
  • Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Mường Ảng
  • Quyết định số 489/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị xã Mường Lay
  • Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 28/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Nậm Pồ
  • Thực hiện Đề án 79 còn nhiều vướng mắc, chậm tiến độ
  • Phấn đấu đến 31/12/2015, mô hình văn phòng đăng ký QSDĐ một cấp được thực hiện cơ bản trên toàn quốc
  • Nâng cao hiệu lực quản lý tài nguyên và môi trường từ cải cách hành chính
  • Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
  • Trang: 
  • 651-660 of 709<  ...  61  62  63  64  65  66  67  68  69  70  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên