ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Tích tụ ruộng đất: Không để vừa làm vừa lo
  • Thời gian đăng: 26/05/2017 08:00:00 AM
  • Chủ trương tập trung, tích tụ ruộng đất đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng” và tiếp tục khẳng định trong Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Theo đó, đây là “bước đi” cần thiết, tạo điều kiện để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
  • Tạo điều kiện để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Ảnh: MH Chủ trương tập trung, tích tụ ruộng đất đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng” và tiếp tục khẳng định trong Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Theo đó, đây là “bước đi” cần thiết, tạo điều kiện để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vướng chính sách Theo Bộ TN&MT, trong thời gian qua, chính sách, pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn thiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường, đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung, tích tụ đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai. Thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật khuyến khích, hỗ trợ đã bước đầu thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đã góp phần quan trọng trọng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã bố trí quỹ đất phù hợp cho mục đích nông nghiệp, đã quan tâm đến việc dành quỹ đất để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phát triển công nghiệp, đô thị, nông thôn và tạo ra một diện mạo mới, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đất đai tham gia vào thị trường, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy, tích tụ, tập trung đất đai. Cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất linh hoạt, đặc biệt là các quy định liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây hàng năm trên đất trồng lúa đã góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp. Tuy vậy, quy định hạn mức nhận chuyển quyền đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản đối với hộ gia đình, cá nhân (thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng, cho, xử lý nợ) chưa khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển những trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn; có trường hợp còn gây khó khăn do việc nhận chuyển quyền vượt quá hạn mức quy định phải nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận vì hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền vượt hạn mức là hành vi pháp luật nghiêm cấm và phần diện tích vượt hạn mức bị từ chối thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Việc tiếp cận đất nông nghiệp của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn do công tác công bố, công khai quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thực tế chưa tốt. Mặt khác, Luật Đất đai quy định theo hướng hạn chế các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù đã có cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng nhiều trường hợp do chưa có sự đồng thuận cao của người sử dụng đất nên không thể tích tụ, tập trung đất đai được. Luật cũng không có chế tài xử lý đối với các trường hợp không đồng thuận. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế về các hình thức tiếp cận đất nông nghiệp so với doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, mức thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp áp chung như các bất động sản khác, còn tương đối cao so với lợi nhuận có thể tạo ra từ sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức 25% tính theo chênh lệch giữa giá chuyển nhượng trừ đi giá mua và chi phí hoặc 2% của giá chuyển nhượng (trong trường hợp không xác định được giá mua và chi phí) và 0,5% lệ phí trước bạ (trường hợp dồn điền đổi thửa thì được miễn lệ phí trước bạ). Chính sách hỗ trợ đối với các hộ không còn nhu cầu sản xuất nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp chưa đủ mạnh (như chính sách hướng nghiệp cho người nông dân, chính sách hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp….) nên họ vẫn có xu hướng giữ ruộng làm vật “bảo hiểm”, mặc dù, đã ngừng canh tác hoặc cho các hộ khác thuê ruộng ngắn hạn phi chính thức. Việc thu hồi đất đối với trường hợp không đưa đất nông nghiệp vào sử dụng, chậm đưa đất nông nghiệp vào sử dụng theo quy định của Luật Đất đai chưa được thực hiện nghiêm trên thực tế, đã làm hạn chế việc đưa quỹ đất nông nghiệp vào sử dụng hiệu quả. Còn đó những khó khăn Cũng theo Bộ TN&MT, khi thực hiện việc tập trung, tích tụ ruộng đất còn gặp khó khăn về nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất hàng hóa quy mô lớn còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất. Nhất là nhận thức của người nông dân do làm nông nghiệp hiện nay không hiệu quả, tuy đã làm nghề khác nhưng vẫn có tâm lý cố giữ lấy ruộng đất. Bên cạnh đó, chưa thống nhất về giá đất trong thỏa thuận chuyển nhượng hoặc cho thuê đất khiến việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất khó thành công, trong khi pháp luật chưa có cơ chế giải quyết đối với các trường hợp không đồng thuận chuyển nhượng hoặc cho thuê đất. Việc cải tạo, xây dựng đồng ruộng yêu cầu chi phí cao do ruộng đất không bằng phẳng, manh mún, bờ vùng, bờ thửa nhiều, kiên cố và hình thành từ lâu đời, trong khi nguồn kinh phí thực hiện các hạng mục quy hoạch, cải tạo lại hệ thống đồng ruộng còn thiếu. Việc đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng lao động rút khỏi lĩnh vực nông nghiệp chưa tốt nên chưa thúc đẩy việc chuyển dịch đất đai từ người nông dân sang cho người khác. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai Bộ TN&MT cho biết, để đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, hiện, Bộ TN&MT đang rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện các quy định liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất nông nghiệp: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp do vi phạm pháp luật về đất đai của hộ gia đình, cá nhân; thời hạn sử dụng đất nông nghiệp (50 năm hay ổn định lâu dài); hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (có hay không việc quy định hạn mức nhận chuyển quyền); việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa (có hạn chế đối tượng nhận quyền hay không)... Tiếp tục đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế, phí; tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về vay vốn gắn với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nông nghiệp, tài sản gắn liền với đất. Nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích thực hiện các mô hình tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả, bền vững. Trong đó, tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của từng phương thức tích tụ, tập trung đất đai và từng mô hình sản xuất nông nghiệp; đề xuất hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật để khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đối với từng phương thức tích tụ, tập trung đất đai và từng mô hình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục về chính sách, pháp luật liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai. Theo monre.gov.vn
  • Một số điểm mới trong quy định viết Giấy chứng nhận
  • Quyết định số 117/QĐ-BCSĐTNMT ngày 11/4/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên môi trường
  • Hội nghị triển khai Luật đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) phường Thanh Trường
  • Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) Thị trấn Tuần Giáo
  • Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) Phường Mường Thanh
  • Mường Nhé phấn đấu hoàn thành giao đất, giao rừng vào cuối năm 2014
  • Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng cuối năm 2014
  • Hiến máu cứu người – nghĩa cử cao đẹp
  • Từ ngày 1/7/2014: Đổi mới việc định giá đất
  • Trang: 
  • 661-670 of 709<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên