Xả rác bừa bãi trên kênh thủy nông Nậm Rốm
Thời gian đăng: 06/04/2016 08:00:00 AM
Tình trạng người dân xả rác bừa bãi trên các tuyến kênh thuộc công trình Đại thủy nông Nậm Rốm đã diễn ra nhiều năm nay. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân một số khu vực dân cư các xã: Noong Luống, Pom Lót và Sam Mứn (huyện Điện Biên). Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tình trạng người dân xả rác bừa bãi trên các tuyến kênh thuộc công trình Đại thủy nông Nậm Rốm đã diễn ra nhiều năm nay. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân một số khu vực dân cư các xã: Noong Luống, Pom Lót và Sam Mứn (huyện Điện Biên). Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Sau các đợt bơm nước thủy lợi, rác thải từ các xã đầu tuyến kênh thủy nông theo dòng chảy, tuồn về tập trung tại 3 xã cuối tuyến là: Noong Luống, Pom Lót, Sam Mứn. Ước tính, sau mỗi đợt bơm nước, các xã này nhận về khoảng 1 – 2 tấn rác thải. Do rác thải lộ thiên, ngâm trong nước lâu ngày không được xử lý, nên bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của các khu vực dân cư xung quanh.
Rác thải tập trung tại hồ Co Lôm (xã Noong Luống) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống, sinh hoạt của người dân.
Noong Luống là 1 trong 3 xã cuối tuyến kênh thủy nông Rậm Rốm. Nước từ công trình thủy nông Nậm Rốm đổ về hồ Co Lôm, sau đó điều tiết về các tuyến kênh, mương cấp 2, cấp 3 của xã. Do đó, rác thải từ các xã khác trôi về đều tập trung hết ở hồ Co Lôm. Ông Trần Thế Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Noong Luống cho biết: Nhiều năm qua, khu vực hồ Co Lôm và bản Nôm đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bởi lượng rác thải khổng lồ do người dân các xã phía đầu kênh thủy nông Nậm Rốm thải ra, như: Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Chăn và Thanh Yên. Trước đây, chính quyền xã đã nhiều lần huy động người dân hót rác lên bờ và đào hố chôn. Ví dụ như năm 2013, xã thuê máy xúc từ lòng hồ lên gần 100 tấn rác. Tuy nhiên, chỉ được thời gian ngắn, rác lại đầy như cũ nên không còn cách nào khác đành phải làm hàng rào chắn ngăn rác thải không tràn ra hồ. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Điện Biên để tìm phương án xử lý nhưng đến nay chưa thấy huyện triển khai nên người dân đành phải “sống chung với rác”.
Ông Lò Văn Tiên, người dân đội 1A, xã Noong Luống, thầu hồ Co Lôm, cho biết: Hàng năm, khối lượng rác thải tập trung tại hồ rất lớn nhưng không được xử lý gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng rất lớn đến nuôi cá thương phẩm của gia đình tôi. Mấy năm đầu, tôi cũng huy động nhân lực của gia đình đi hót rác thải lên bờ nhưng càng ngày lượng rác thải càng nhiều nên tôi cũng đành chịu. Mấy năm gần đây, nguồn nước hồ ô nhiễm nghiêm trọng nên cá thường hay bị bệnh, chậm lớn, thậm chí bị chết. Điển hình như năm 2014, gia đình tôi bị chết trên 1 tấn cá do nước quá bẩn. Nuôi đã khó, tiêu thụ còn khó hơn. Người dân trong xã không mua cá của tôi vì cá được nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm. Vận chuyển ra các thị trường khác tiêu thụ tốn thêm nhiều chi phí nên lợi nhuận chẳng được bao nhiêu, có năm còn bị lỗ. Thời gian tới, nếu tình hình không được cải thiện thì tôi phải tính toán lại.
Nhiều năm nay, hơn 30 hộ dân của bản Nôm, xã Noong Luống phải chịu cảnh ô nhiễm không khí và nguồn nước. Bãi rác cách bản khoảng 200m ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Ông Lò Văn Tỉnh, Trưởng bản Nôm bức xúc: Tự dưng bản Nôm có bãi rác “từ trên trời rơi xuống”, trở thành nơi lý tưởng cho ruồi, muỗi sinh sôi. Nhiều hôm dọn cơm ra, người chưa kịp ăn nhưng ruồi đã bâu kín. Buổi tối, muỗi nhiều vô kể. Sợ nhất là những hôm trời nắng to, mùi hôi thối từ bãi rác bốc lên nồng nặc. Trước đây, bà con đào giếng lấy nước sinh hoạt nhưng đến nay nước giếng có mùi tanh, chuyển màu vàng đục nên nhiều hộ dân đã chuyển sang dùng nước mưa. Cuộc họp hay hội nghị nào chúng tôi cũng đề nghị xã, huyện làm việc với các xã đầu kênh để chấm dứt tình trạng người dân vứt rác bừa bãi xuống kênh thủy nông Nậm Rốm nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì cả. Khổ nhất vẫn là người dân những xã cuối kênh.
Người dân thôn 3, xã Pom Lót cũng đang phải sống trong cảnh tương tự. Rác thải từ đầu kênh đổ về, ứ đọng lâu ngày gây tắc cống, kênh mương thủy lợi. Vì thế, sau mỗi lần xả nước cho đồng ruộng, nước dâng ngập đường, tràn vào nhà dân. Ông Hà Quang Hiệt, Trưởng thôn 3 cho biết: Cả một tuyến kênh của thôn bị rác vùi lấp, nước không chảy được nên cứ vào mùa xả nước cày cấy, chăm sóc lúa là y như rằng thôn bị ngập. Nước ngập quá đường bê tông, tràn vào sân, nhà của bà con. Kiến nghị nhiều lần nhưng không được xã, huyện giải quyết, cuối năm 2015, thôn phải tự bỏ tiền thuê máy xúc để khơi thông dòng chảy, thuê ô tô chở rác đi đổ đúng nơi quy định. Song với tình trạng này, chỉ ít tháng nữa mọi chuyện đâu lại vào đấy.
Để tăng cường công tác quản lý và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại các xã ở cuối kênh thủy nông Nậm Rốm, bên cạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc xử lý rác thải đúng quy định, năm 2015, UBND huyện Điện Biên đã ban hành văn bản chỉ đạo các xã dọc tuyến kênh thủy nông xây dựng song chắn rác tại các điểm cuối địa bàn xã quản lý, bố trí người thu gom và đổ rác đúng nơi quy định. Tuy nhiên, đến nay, 100% các xã chưa thực hiện. Thiết nghĩ, giải quyết vấn đề này cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền các xã nằm đầu tuyến kênh. Cùng với đó cần có chế tài xử lý nghiêm để răn đe những trường hợp cố tình vi phạm vứt rác xuống kênh mương thủy nông.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên làm việc với UBND huyện Tuần Giáo về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Tuần Giáo
Tuyên truyền, tham gia bình chọn sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2022
Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 - 15/02/2023)
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự phỏng vấn (vòng 2)
Tổ chức họp hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “San ủi mặt bằng phục vụ di chuyển các hộ dân khu vực đầu nguồn hồ nước sinh hoạt thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông (giai đoạn 1)”.
Công bố giá “Quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư đô thị mới phía Bắc đường Hoàng Văn Thái - Khe Chít, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
Hội thảo “Xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao – Giải pháp cho phát triển bền vững”
Thu gom, vận chuyển, xử lý thuốc bảo vệ thực vật hết hạn và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Chương trình thiện nguyện “ Áo ấm cho em” năm 2022
Hội nghị đánh giá hiệu quả hoạt động và tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho Văn phòng Đăng ký đất đai
Trang: