UBND tỉnh Điện Biên và UBND Sơn La Thống nhất chủ trương, phương án giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai giữa 2 tỉnh
Thời gian đăng: 15/08/2016 08:00:00 AM
Ngày 13/8, tại Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị thống nhất chủ trương, phương án giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính giữa 2 tỉnh. Các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên và Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đồng chủ trì hội nghị.
Ngày 13/8, tại Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị thống nhất chủ trương, phương án giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính giữa 2 tỉnh. Các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên và Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đồng chủ trì hội nghị.
Điện Biên và Sơn La hiện có 18 điểm địa giới hành chính xảy ra tranh chấp thuộc địa bàn 5 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) với 4 huyện: Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La). Trong đó, 14/18 điểm đã được 2 tỉnh thống nhất phương án giải quyết. Tại buổi làm việc lần này, 2 tỉnh bàn luận, thống nhất chủ trương, phương án giải quyết tranh chấp 4 điểm còn lại, gồm: Khu vực bản Huổi My thuộc tuyến địa giới hành chính giữa xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp với xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông; tuyến địa giới hành chính giữa xã Pá Ma Pha Kinh, huyện Quỳnh Nhai với xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo; tuyến địa giới hành chính giữa xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai với xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa và tuyến địa giới giữa huyện Quỳnh Nhai với xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo.
Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trình bày đề xuất, hướng giải quyết tranh chấp với UBND tỉnh Sơn La.
Sau khi nghe báo cáo do đoàn khảo sát liên ngành của 2 tỉnh thực hiện, các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận, bàn phương án giải quyết. Hai bên đã thống nhất chủ trương, phương án giải quyết tranh chấp tại 4 tuyến địa giới hành chính như sau:
Đối với tuyến địa giới hành chính giữa xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp với xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, diện tích tranh chấp khoảng 500ha. Trước khi phân vạch đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT thì diện tích này thuộc xã Sam Kha, sau khi phân vạch lại thuộc xã Tìa Dình. Điểm này 2 tỉnh thống nhất hiệu chỉnh địa giới hành chính, chia khoảng 300ha thuộc địa giới hành chính tỉnh Sơn La và 200ha thuộc địa giới hành chính tỉnh Điện Biên.
Đối với tuyến địa giới hành chính giữa xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai với xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo. Diện tích tranh chấp khoảng 160ha. Trước đây là diện tích đất thuộc xã Pá Ma Pha Khinh nhưng người dân bản Phiêng Hoa xã Phình Sáng đã di cư sang sinh sống từ năm 2007. Điểm này 2 tỉnh thống nhất: Hiệu chỉnh địa giới hành chính, giao cho tỉnh Điện Biên quản lý. Tuy nhiên, đối với những diện tích xen canh của người dân xã Pá Ma Pha Khinh thì UBND tỉnh Điện Biên phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Diện tích này có thể thay đổi trên thực địa.
Đối với tuyến địa giới hành chính giữa xã Cà Nàng huyện Quỳnh Nhai với xã Tủa Thàng huyện Tủa Chùa. Diện tích tranh chấp khoảng 1.500ha. Diện tích này trước đây thuộc xã Tủa Thàng nhưng khi phân vạch đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 - CT thì thuộc xã Cà Nàng. Điểm này 2 tỉnh đã thống nhất: Đối với những diện tích (chủ yếu là diện tích rừng) thuộc xã Cà Nàng đã được UBND tỉnh Sơn La cấp cấp chứng nhận quyền sử dụng đất thì giao cho UBND tỉnh Sơn La quản lý (không bao gồm di tích lịch sử cách mạng tại thôn Phi Giàng 2, xã Tủa Thàng). Diện tích còn lại là đất sản xuất của xã Tủa Thàng thì giao cho tỉnh Điện Biên quản lý.
Đối với tuyến địa giới hành chính giữa xã Pá Ma Pha Kinh, huyện Quỳnh Nhai với các xã thuộc 2 huyện: Tuần Giáo và Tủa Chùa. Hiện nay đang có 4 hộ dân của 2 huyện Tuần Giáo và Tủa Chùa di cư và sinh sống tại xã Pá Ma Pha Kinh, huyện Quỳnh Nhai. Điểm này 2 tỉnh thống nhất, tỉnh Điện Biên sẽ tuyên truyền, vận động để đưa 4 hộ dân về quê cũ sinh sống. UBND 2 huyện Tuần Giáo và Tủa Chùa có trách nhiệm bố trí, xắp sếp sớm ổn định cuộc sống các hộ dân.
Căn cứ chủ trương, phương án giải quyết đối với 4 điểm tranh chấp nêu trên, các cơ quan chức năng 2 tỉnh phải sớm triển khai thực hiện để trình Chính phủ xem xét sớm hiệu chỉnh địa giới hành chính. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo một số yếu tố: Đáp ứng tương đối nhu cầu, nguyện vọng của người dân; đảm bảo tính pháp lý và yêu cầu kỹ thuật phân vạch địa giới hành chính; tôn trọng yếu tố lịch sử; gìn giữ văn hóa truyền thống, đặc thù và đảm bảo an ninh trật tự, không để gây phát sinh mâu thuẫn.
Nguồn: baodienbienphu.com.vn
Hội nghị sơ kết giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
Sơ kết công tác Thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 Khối Hạ tầng - Kinh tế - Kỹ thuật
Giao lưu thể thao Khối Hạ tầng - Kinh tế - Kỹ thuật năm 2019
Hội nghị triển khai, tập huấn kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Điện Biên
Hội nghị tập huấn kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường
Rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Công bố và Tiếp nhận bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 trên toàn quốc
Đi chợ không túi nilon
Kiểm tra thực địa hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên
Trang: