Thực hiện Đề án 79 còn nhiều vướng mắc, chậm tiến độ
Thời gian đăng: 07/08/2014 08:00:00 AM
Ngày 6/8, tại huyện Mường Nhé Ban chỉ đạo thực hiện Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh huyện Mường Nhé (Đề án 79) đã tổ chức hội nghị đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án; đồng thời thảo luận, thống nhất những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 79 chủ trì hội nghị.
Đại biểu dự hội nghị
Qua 2 năm thực hiện Đề án 79, đến nay, huyện Mường Nhé đã bố trí, sắp xếp ổn định tại chỗ, hỗ trợ phát triển sản xuất ổn định đời sống cho gần 10.900 hộ, thuộc 153 bản; di chuyển đến nơi sắp xếp, ổn định cho 501 hộ để thành lập 16 bản mới; cơ bản các hộ thuộc đối tượng của Đề án đã định canh, định cư. Hiện huyện đang triển khai, thực hiện bố trí, sắp xếp 25 bản đã được phê duyệt phương án sắp xếp dân cư.
Từ nguồn vốn của Đề án 79 lồng ghép với các nguồn vốn khác, huyện đã tổ chức cho đồng bào phát triển sản xuất, ổn đinh đời sống. Năm 2013, thu nhập bình quân trên địa bàn thực hiện Đề án đạt 315 ngàn đồng/người/tháng, tỷ lệ hộ nghèo 54,5%. Đến nay, huyện đã bàn giao đưa vào sử dụng 25 công trình (đạt 5,6% so với kế hoạch); tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, truyền thông về xây dựng nông thôn mới, khuyến nông, thú y cho gần 3.000 lượt người đạt 100% so với mục tiêu đề ra.
Hiện đã có 825/992 hộ thuộc 29 điểm bản làm đơn đăng ký tự nguyện di chuyển vào các điểm bố trí, sắp xếp dân cư tập trung để thành lập bản mới theo quy hoạch, đạt 83% so với tổng số hộ được bố trí di chuyển; đã di chuyển và bố trí, sắp xếp ổn định cho 480 hộ để thành lập 10 bản mới.
Sau 2 năm thực hiện Đề án 79, huyện Mường Nhé đã di chuyển đến nơi sắp xếp, ổn định cho 501 hộ dân để thành lập 16 bản mới. (Trong ảnh: Những hộ dân được bố trí về điểm bản Mường Toong 10, xã Mường Toong đã từng bước ổn định cuộc sống).
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định song trong quá trình thực hiện Đề án 79 tại Mường Nhé vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại. Cụ thể: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, bản chưa được chú trong triển khai; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và hỗ trợ phát triển sản xuất còn lúng túng, chưa đáp ứng kịp thời nguyện vọng của nhân dân. Tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu chậm do khâu trình thẩm định và phê duyệt mất quá nhiều thời gian. Sự phối hợp giữa các chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện giải phóng mặt bằng chưa tốt. Chế độ thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đề án chưa được các cơ quan, đơn vị chấp hành đúng theo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án 79, dẫn đến kéo dài thời gian, chậm tiến độ thực hiện Đề án.
Để thực hiện đầy đủ các mục tiêu của Đề án, Ban chỉ đạo Đề án 79 có một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ liên quan, như: Đề nghị Chính phủ bổ sung một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống đã đề xuất trong Đề án đã được Chính phủ phê duyệt; quan tâm phân bổ vốn đầu tư đảm bảo tiến độ, đặc biệt là vốn đền bù, hỗ trợ tạo điều kiện cho tỉnh thực hiện tốt những mục tiêu của Đề án đề ra. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần sớm có kế hoạch bố trí thời gian phối hợp với tỉnh rà soát, đánh giá lại Đề án để có hướng dẫn tỉnh sửa đổi và điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Bố trí vốn đầu tư giúp tỉnh hoàn trả nguồn vốn sự nghiệp đã tạm ứng để chi đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ nhà ở cho các hộ dân cũng như để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án.
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 79 đề nghị: Các ngành cần phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu của Đề án vào năm 2015; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyền truyền để các hộ dân đồng thuận di chuyển vào các điểm bản mới; thực hiện điều chỉnh cục bộ các phương án quy hoạch về sử dụng đất cho sát với điều kiện thực tế, phương án sử dụng đất tại các điểm quy hoạch cần làm theo đúng lộ trình; đẩy nhanh tiến độ trong công tác giải phóng mặt bằng; các chủ đầu tư cần phối hợp với huyện hoàn tất việc đo đạc, quy chủ các phương án bồi thường nhằm thực hiện đúng mục tiêu của Đề án.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên làm việc với UBND huyện Tuần Giáo về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Tuần Giáo
Tuyên truyền, tham gia bình chọn sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2022
Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 - 15/02/2023)
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự phỏng vấn (vòng 2)
Tổ chức họp hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “San ủi mặt bằng phục vụ di chuyển các hộ dân khu vực đầu nguồn hồ nước sinh hoạt thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông (giai đoạn 1)”.
Công bố giá “Quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư đô thị mới phía Bắc đường Hoàng Văn Thái - Khe Chít, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
Hội thảo “Xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao – Giải pháp cho phát triển bền vững”
Thu gom, vận chuyển, xử lý thuốc bảo vệ thực vật hết hạn và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Chương trình thiện nguyện “ Áo ấm cho em” năm 2022
Hội nghị đánh giá hiệu quả hoạt động và tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho Văn phòng Đăng ký đất đai
Trang: