ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 16/12/2021 08:00:00 AM
  • Ngày 08/10/2021, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 3386/KH-UBND về Quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên Kế hoạch ban hành với mục tiêu: Tăng cường kiểm soát, quản lý và nâng cao chất lượng môi trường không khí thông qua kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu các nguồn phát sinh khí thải, giảm thiểu tác động bất lợi tới sức khoẻ nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững; triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2,5 tại các nguồn thải chính (tập trung vào nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng); hoàn thành thực hiện Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh thành phố ”; Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định lộ trình áp dụng đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; Quyết định số 16/2019/QĐ- TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu; 100% các cơ sở phát sinh nguồn khí thải lớn Phụ lục kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và các quy định của pháp luật tiến hành đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục với các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; tăng cường năng lực kiểm soát khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết Quốc gia về giảm phát thải khí thải nhà kính của Việt Nam; tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường không khí thông qua triển khai Dự án đầu tư, lắp đặt các Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục để cập nhật, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng môi trường không khí đến cộng đồng; giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC. Kế hoạch nhấn mạnh vào một số nhiệm vụ và giải pháp: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách: Ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng không khí; hướng dẫn về kiểm kê khí thải công nghiệp; quản lý, vận hành các công trình, thiết bị xử lý khí thải; quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; cấp phép xả thải khí thải và xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn khí thải công nghiệp lớn theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách pháp luật nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu, năng lượng sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải. Xây dựng thực hiện cơ chế chính sách nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ít gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề, làng có nghề; chuyển đổi sản xuất đối với các làng nghề gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các giải pháp cụ thể về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. (2) Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý chất lượng không khí: Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý chất lượng không khí của cơ quan quản lý nhà nước thuộc các huyện, thị xã, thành phố, các ngành liên quan. (3) Phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải: Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007; tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhiên liệu sinh học và đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhiên liệu sinh học. Tập trung kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trường xây dựng. Khuyến khích đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải; thẩm định chặt chẽ dự án đầu tư có phát thải khí thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường; hạn chế các dự án đầu tư có phát thải khí thải gây ô nhiễm môi trường.Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001, thực hiện kiểm toán khí thải từ quá trình sản xuất. Tiếp tục đầu tư, xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí. Thực hiện việc kiểm kê khí thải công nghiệp (bao gồm cả việc kiểm kê bụi PM10 và PM2,5); lắp đặt vận hành thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục cho các cơ sở công nghiệp có nguồn khí thải công nghiệp lớn theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành. Đầu tư, lắp đặt hệ thống truyền dẫn số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục từ cơ sở sản xuất theo danh mục tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ tới Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại các nguồn phát sinh khí thải tại vùng nông thôn, ưu tiên kiểm soát khí thải phát sinh từ các khu vực xử lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề, cụm công nghiệp. Khuyến khích sử dụng khí nén tự nhiên làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông, tăng số lượng taxi, xe bus sử dụng nhiên liệu khí nén tự nhiên. Tiếp tục triển khai các quy định của Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất lộ trình thắt chặt mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới đang lưu hành, xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng; xây dựng cơ chế chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới lắp động cơ điện. Từng bước thực hiện Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh thành phố” được Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010; chú trọng kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các huyện, thị xã, thành phố. Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục; thiết lập các điểm quan trắc môi trường không khí theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh. (4) Hoàn thiện cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực cho lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường không khí: Rà soát, bổ sung chính sách pháp luật về miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị xử lý khí thải và thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục. Tăng cường nguồn ngân sách cho các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trang thiết bị quan trắc, thiết bị vận hành cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu về khí thải. Ưu tiên nguồn vốn để tăng cường đầu tư lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc tự dộng, liên tục, bố trí các điểm quan trắc không khí xung quanh tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm không khí cao. Huy động các nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác cho quản lý chất lượng môi trường không khí. (5) Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, công nghệ về quản lý chất lượng không khí: Tăng cường nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia và tổ chức quốc tế về xây dựng, ban hành các quy định pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước về quản lý chất lượng không khí. Khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, quan trắc khí thải, sử dụng hiệu quả nhiên liệu. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc giám sát chất lượng không khí xung quanh. (6) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các công trường xây dựng, cơ sở công nghiệp, y tế và giao thông vận tải.Tăng cường công tác kiểm định khí thải đối với các phương tiên giao thông đường bộ, đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác. (7) Tuyền truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng không khí: Công khai thông tin chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các đô thị, khu vực ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin tại chúng. Tập huấn, phổ biến thường xuyên các kiến thức về quản lý chất lượng không khí, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cho cán bộ quản lý môi trường các ngành, các cấp, các chủ cơ sở sản xuất. Xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng phương tiện công cộng đối với môi trường không khí. Kế hoạch cũng đã phân công nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan. Theo đó, căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định và tình hình thực tế, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ ngành, địa phương, đơn vị mình. Chủ động, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10 tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Quan trắc môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bài viết: Cao Minh Chính - Chi cục Bảo vệ môi trường
  • Tác giả: 0
  • Nguồn tin: 0
  • V/v xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Điện Biên
  • V/v xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Tủa Chùa
  • V/v xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Mường Chà
  • V/v xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Mường Nhé
  • V/v xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Tuần Giáo
  • Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2014
  • Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đến thăm và tặng quà hỗ trợ xây dựng nhà ở bán trú cho Trường tiểu học số 1, xã Mường Đun, Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
  • Chủ tịch UBND tỉnh Mùa A Sơn làm việc tại huyện Điện Biên Đông
  • Bộ TN&MT: Sẵn sàng “gỡ vướng” cho tỉnh Điện Biên về mặt pháp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý khai thác khoáng sản
  • Bãi rác huyện Mường Ảng - Điểm nóng về ô nhiễm môi trường
  • Trang: 
  • 671-680 of 709<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên