Điện Biên: Tăng cường công tác xử lý chất thải rắn nông thôn
Thời gian đăng: 02/10/2021 08:00:00 AM
Hiện nay, công tác xử lý chất thải rắn nông thôn trên địa bàn tỉnh Điên Biên đang từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong đó, chất thải rắn nông thôn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại các bãi chôn lấp chất thải theo hình thức đốt và chôn lấp hợp vệ sinh, qua đó chất lượng môi trường không khí, nước cũng đã có sự cải thiện rõ rệt.
Ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình trạng những bãi rác tự phát cạnh con đường liên thôn, liên xã. Thậm chí, rác thải sinh hoạt còn được người dân đóng thành bao ném xuống sông, trên các kênh, mương vẫn thường xuyên xảy ra nơi này, nơi khác. Các loại rác này thải ra môi trường mỗi ngày phần lớn là chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe đời sống sinh hoạt của người dân.
Chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) và việc thu gom còn rất hạn chế, đây là chất thải độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định. Nhưng thực tế, sau khi sử dụng người dân có thói quen vứt ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn có trường hợp còn vứt xuống ao, mương... đầu nguồn nước sinh hoạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nhà máy xử lí rác thải Púng Min, huyện Điện Biên
Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 225,8 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại khu vực đô thị đạt 90%, tại khu dân cư nông thôn 12% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh. Cùng với đó, chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Điện Biên phát thải khoảng 2.620.688 tấn/năm. Phần lớn chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân bón, nhưng vẫn còn các hộ chăn nuôi có quy mô lớn hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước kênh, mương gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ông Ngô Minh Cương, Chủ tịch UBND xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, cho biết: Trước đây ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn thấp, tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn diễn ra thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, xã Thanh Xương luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường.
Đến nay, các thôn bản đã xây dựng bể đốt rác, trên các cánh đồng đã xây dựng bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc xử lí những chai lọ thủy tinh, vỏ bao ni lon cứng là chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn là bài toán khó ở địa phương... nếu đem chôn lấp cũng không thể tiêu hủy mà đem đốt thì lọ thủy tinh rất khó cháy. Nên đây cũng là một vấn đề khó khăn của địa phương.
Được biết, không riêng gì xã Thanh Xương mà hầu hết các xã của tỉnh Điện Biên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường là khó thực hiện nhất. Song để thực hiện được tiêu chí này chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân nêu cao ý thức trách nhiệm cộng trong việc sản xuất nông nghiệp.
Ông Lò Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: Ngoài việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc xả thải các chất thải trong sản xuất nông nghiệp ra môi trường thì đội ngũ cán bộ chuyên môn, chính quyền địa phương các cấp nêu cao vai trò quản lí nhà nước, siết chặt việc xả thải trực tiếp các chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và chất thải trong sinh hoạt nói chung ở tại các mô hình, các hộ, tập thể, hợp tác xã chăn nuôi và sản xuất chế biến hàng nông sản, như bã và nước thải dong riềng, cà phê... Có chế tài để đăn đe các hộ có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Để đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, tỉnh Điện Biên sẽ tập trung kiểm tra đánh giá những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện của từng xã, từ đó đưa ra đề xuất, xác định lộ trình, hướng dẫn phù hợp giải pháp thực hiện để triển khai hiệu quả các nội dung trong tiêu chí số 17. Tập trung vào các nội dung bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề; cảnh quang, môi trường nông thôn; mai táng phù hợp; công tác thu gom xử lý chất thải rắn và nước thải khu dân cư, khu sản xuất – kinh doanh, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại.
Thời gian tới, tỉnh Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, rà soát các mô hình bảo vệ môi trường hiện có, nhân rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xây dựng các mô hình mới, chú trọng lồng ghép mô hình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
Bài, ảnh: Hoàng Châu
Tác giả: 0
Nguồn tin: 0
Hội nghị sơ kết giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
Sơ kết công tác Thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 Khối Hạ tầng - Kinh tế - Kỹ thuật
Giao lưu thể thao Khối Hạ tầng - Kinh tế - Kỹ thuật năm 2019
Hội nghị triển khai, tập huấn kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Điện Biên
Hội nghị tập huấn kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường
Rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Công bố và Tiếp nhận bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 trên toàn quốc
Đi chợ không túi nilon
Kiểm tra thực địa hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên
Trang: