ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Hội Thảo Trực Tuyến Của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Tham Vấn Các Địa Phương Khu Vực Phía Bắc Về Dự Thảo Nghị Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Của Luật Bảo Vệ Môi Trường
  • Thời gian đăng: 11/07/2021 08:00:00 AM
  • Ngày 07/7/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo trực tuyến tham vấn các địa phương khu vực phía Bắc về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì Hội thảo với sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định, tại 25 điểm cầu các tỉnh phía Bắc có sự tham gia của Lãnh đạo UBND các tỉnh, Lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan. Điểm cầu trực tuyến tỉnh Điện Biên được tổ chức tại Hội trường tầng 2, trụ sở Viễn Thông Điện Biên với sự chủ trì của đồng chí Trần Thị Thanh Phượng – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đại diễn lãnh đạo, chuyên viên các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công an tỉnh; trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh “Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều nội dung mới, thay đổi căn bản so với các quy định hiện hành, những ý kiến đóng góp mang hơi thở của thực tiễn cuộc sống từ các địa phương sẽ giúp đảm bảo tính khả thi của các quy định này”. Thứ trưởng đề nghị, các đại biểu tham dự Hội thảo trao đổi, góp ý một cách tích cực, thẳng thắn, đồng thời đề xuất chỉnh sửa Dự thảo Nghị định đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ môi trường vào thực tiễn đời sống. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 nhằm mục tiêu thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; cải cách thể chế môi trường của Việt Nam tiệm cận hài hòa với chính sách phápluật bảo vệ môi trường (BVMT) trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững. Luật BVMT 2020 cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC), góp phần giảm thời gian, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM); tích hợp các TTHC vào 01 giấy phép môi trường; đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án. Lần đầu tiên, Luật thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội. Cụ thể hoá những điểm mới trong Luật, Dự thảo Nghị định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT với 13 chương, 197 Điều được xây dựng trên quan điểm: Bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và Luật BVMT 2020, các văn bản Luật khác có liên quan. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật hiện hành; sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bảo đảm phù hợp với thực tế, nâng cao tính minh bạch,tính khả thi và chủ trương cải cách hành chính. Kế thừa, phát triển những quy định còn phù hợp của pháp luật về BVMT hiện hành; bổ sung những quy định mới để khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế của pháp luật về BVMT hiện hành. Đảo đảm sự phù hợp và thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan như pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, tài nguyên nước, khoáng sản, đất đai, thuế, phí… Qua đó, xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật. Xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất quản lý nhà nước về BVMT, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, một việc chỉ giao một cơ quan chịu trách nhiệm chính để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với công tác BVMT… Tham dự Hội thảo, tỉnh Điện Biên đã góp ý chỉnh sửa, bổ sung trực tiếp vào 18 Điều và 07 Phụ lục của dự thảo Nghị định, các nội dung tham gia chính tập chung vào các điều khoản quy định đối với hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; quy định về di sản thiên nhiên; quy định về thẩm quyền, thời gian thực hiện báo cáo ĐTM; công trình bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; quy định về quan trắc môi trường, quản lý chất lượng môi trường… Đồng thời Hội thảo đã có 24/25 địa phương góp ý trực tiếp vào Dự thảo Nghị định với các nội dung chủ yếu: Giải thích từ ngữ, chỉnh sửa nội dung liên quan đến đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, bảo vệ môi trường làng nghề, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường, quản lý chất lượng môi trường, thời gian thực hiện thủ tục môi trường… Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe, tiếp thu ý kiến và cam kết tiếp tục chỉnh sửa những nội dung còn chưa phù hợp, chưa thống nhất để sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo đưa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 sớm đi vào cuộc sống, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân./. Bà Trần Thị Thanh Phượng – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì điểm cầu tỉnh Điện Biên tham dự Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Phương Hoa
  • Tác giả: 0
  • Nguồn tin: 0
  • Công tác thi đua, khen thưởng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên năm 2023
  • Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên đợt 2 năm 2023
  • Kết quả hoàn thành tiêu chí số 17 môi trường và an toàn thực phẩm tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023 theo Quyết định số 1833/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Điện Biên
  • Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên đợt 1 năm 2023
  • Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2023
  • Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Cục thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thi hành án dân sự
  • Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở khu vực Bắc Bộ
  • Kiểm tra công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ đập và hồ chứa công trình thủy điện Mường Luân 2, xã Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Các nội dung giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
  • Một số thay đổi trong công tác kê khai, lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cung cấp thông tin dữ liệu đất đai từ ngày 16/10/2023
  • Trang: 
  • 61-70 of 709<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên