Khi rừng đã có chủ
Thời gian đăng: 24/01/2014 08:00:00 AM
Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo điều kiện cho người dân quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng lâm sản cũng như các lợi ích khác của rừng. Đó là giải pháp để người dân thoát đói giảm nghèo và trách nhiệm hơn trong việc quản lý sử dụng đất, rừng được giao. Với nhiều giải pháp đồng bộ triển khai thực hiện trong thời gian qua, nhiều diện tích đất lâm nghiệp, rừng được giao cho người dân quản lý, sử dụng. Điều đó cũng có nghĩa rừng thực sự có chủ
Dẫn chúng tôi đi thăm quan trang trại vườn – ao – chuồng – rừng (VACR) dưới tán rừng xanh ngút ngàn, ông Lò Văn Miên, bản Na Pen(xã Thanh Nưa, Huyện Điện Biên) tâm sự: Sinh sống ở miền núi, mình xác định chỉ có thể dựa vào đất, vào rừng để làm kinh tế mới mong xóa đói giảm nghèo. Vì thế gia đình quyết tâm nhận khoanh nuôi, bảo vệ 50ha rừng, đồng thời trồng cây ăn quả với các loại: cam, bưởi vừa theo hình thức tập chung và trồng phân tán dưới tán rừng. đến nay, trang trại của gia đình ông Miên đã có hơn 2.000 gốc cam, 700 cây bưởi. Tổng thu nhập từ trang trại, cùng với việc tận thu nguồn lâm sản trong diện tích rừng khoanh nuôi, bảo vệ của gia đình ông Miên đạt trên 200 triệu đồng/ năm. Được giao đất, giao rừng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Miên phấn khởi lắm, ông bảo: Trong làm ăn kinh tế, nhiều lúc cần vốn để mở rộng sản xuất, nên khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rất thuận lợi trong việc tín chấp ngân hàng để vay vốn. Nhờ đó gia đình tôi có vốn mở rộng sản xuất, chăn nuôi gà đồi, lợn rừng dưới tán rừng với số lượng lớn, đem lại thu nhập cao.
Cũng giống như ông Lò Văn Miên, gia đình ông Lò Văn Giảng , Bản Tạo Sen ( xã Lay Nưa, TX.Mường Lay) cũng được biết đến với mô hình phát triển kinh tế VACR hiệu quả. Ông Giảng là người đầu tiên của bản Tạo Sen nhận trồng hơn 10ha rừng với nhiều loại cây:dổi, keo, tếch .. và ten dụng diện tích rừng được giao trồng hơn 200 gốc tre bát độ kết hợp với chăn nuôi, gia xúc, gia cầm. Với hơn 10ha rừng mỗi năm ông Giảng thu gần 30 triệu đồng từ việc khai thác lâm sản . Càng phấn khởi hơn khi diện tích gia đình ông Giảng nhận trồng, khoanh nuôi, bảo vệ được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Ông Giảng tâm sự: Biết rừng rất quý, nhưng để giữ được những cánh rừng xanh tốt rất khó chứ chưa nói đến việc trồng rừng. Điều đó chỉ thực hiện thành công khi mỗi người dân thực sự làm chủ rừng được pháp luật công nhận. Việc giao đất giao rừng đã giúp chúng tôi yên tâm phát triển kinh tế, bảo vệ rừng cũng là động lực để làm giàu trên đất rừng quê hương. Thị xã Mường Lay – địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành công tác giao đất, giao rừng tới người dân. Ông Vũ Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết: là địa phương được chọn làm điểm triển khai công tác giao đất, giao rừng của tỉnh, với sự giúp đỡ đắc lực của các sở, ngành liên quan, nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng thuận từ phía người dân, thị xã hoản thành việc giao đất giao rừng với tổng diện tích 5.304ha cho 33 cộng đồng dân cư. Với việc cơ bản hoàn thành giao đất, giao rừng, người dân trên địa bàn xã được hưởng lợi ban đầu, đó là tổng số tiền gần 2 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả. Từ khi rừng có chủ, công tác quản lý bảo vệ có sự chuyển biến tích cực, rừng không bị xâm hại và được chăm sóc tốt hơn. Hiện nay tỷ lệ che phủ rừng của thị xã đạt trên 45%.
Ông Bùi Châu Tuấn, Giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2013 – 2015, cho biết:Mục tiêu của chính sách giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp là làm cho mỗi mảnh rừng và đất rừng đều có chủ thực sự.
Nhiều cánh rừng xanh tốt khi có chủ.
Trên cơ sở đó giảm thiểu và ngăn chặn nạn phá rừng, suy thoái đất đai, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cải thiện cuộc sống người dân nông thôn miền núi. Chính vì vậy, dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện như : Kinh phí đo đạc hạn chế; việc rà soát kiểm tra trữ lượng, trạng thái rừng mất nhiều thời gian; địa hình chia cắt, giao thông khó khăn ..
Nhưng các sở, ngành chức năng chủ động phối hợp với chính quyền địa phương phấn đấu hoàn thành giao đất, giao rừng sớm nhất để người dân phát triển kinh tế, lamfgiauf chính đáng từ đất rừng.
Khi rừng có chủ, người dân bản Mường Pồn 2, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính Phủ.
Kiểm tra, khảo sát thực địa Dự án Nhà máy chế biến mủ cao su Điện Biên tại xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điên Biên
Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và 55 năm Ngày mất của Người (02/9/1969 – 02/9/2024)
Chính sách ưu đãi đất ở cho cán bộ vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
Quy định mới về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình đang sử dụng đất
Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Hội nghị phổ biến, truyên truyền luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật
Kiểm tra cấp Giấy phép môi trường của Thuỷ điện Nậm Mức
Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024)
Sở Tài nguyên và Môi trường Giao lưu thể thao Khối thi đua Hạ tầng - Kinh tế - Kỹ thuật
Trang: