ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Đại thủy nông Nậm Rốm đang ngày một ô nhiễm
  • Thời gian đăng: 01/06/2020 08:00:00 AM
  • Là công trình đại thủy nông lớn nhất khu vực Tây Bắc, Đại thủy nông Nậm Rốm được người dân ví như “mạch sống Điện Biên”. Song trong nhiều năm qua, tình trạng xả rác bừa bãi trên các tuyến kênh thuộc công trình Đại thủy nông Nậm Rốm vẫn đang diễn ra. Rác thải dồn về những xã cuối tuyến kênh, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Hồ Co Lôm, xã Noong Luống là điểm cuối kênh Đại thủy nông Nậm Rốm lượng rác dồn ứ về rất lớn, gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này. Xã Noong Luống là một trong ba xã cuối tuyến kênh thủy nông Rậm Rốm. Nước từ tuyến kênh thủy nông Nậm Rốm đổ về hồ Co Lôm, trước khi điều tiết về các tuyến kênh, mương cấp 2, cấp 3 của xã. Do đó, khu vực lòng hồ đã trở thành bãi chứa rác thải khổng lồ do rác của người dân các xã phía đầu kênh thủy nông Nậm Rốm như Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Hưng... thải xuống. Đứng gần khu vực hồ Co Lôm, gần như không thể chịu được vì mùi hôi thối bốc ra từ những đống rác. Trên bờ hồ, dưới lòng hồ, kể cả phía duới đập hồ, tất cả đều là rác. Rất nhiều túi ni lông, chai, lọ, kể cả những bao tải chất chứa xác động vật... nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều năm nay, hơn 30 hộ dân của bản Nôm, xã Noong Luống phải chịu cảnh ô nhiễm không khí và nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Ông Lò Văn Tỉnh, Trưởng bản Nôm cho biết: “Tự dưng bản Nôm có bãi rác “từ trên trời rơi xuống”, trở thành nơi lý tưởng cho ruồi, muỗi sinh sôi. Nhiều hôm dọn cơm ra, người chưa kịp ăn nhưng ruồi đã bâu kín. Buổi tối, muỗi nhiều vô kể. Sợ nhất là những hôm trời nắng to, mùi hôi thối từ bãi rác bốc lên nồng nặc. Trước đây, bà con đào giếng lấy nước sinh hoạt nhưng đến nay nước giếng có mùi tanh, chuyển màu vàng đục nên nhiều hộ dân đã chuyển sang dùng nước mưa.” Còn trên suốt chiều dài gần 400m từ khu vực cầu Quốc lộ 279 vào tổ dân phố 3, 7 của phường Him Lam, TP.Điện Biên Phủ, có thể dễ dàng bắt gặp vô vàn những thứ rác thải mà người dân địa phương đã trực tiếp thải, xả xuống lòng kênh. Hệ quả của chúng đã khiến màu nước không còn trong xanh như trước, ngược lại đó là một thứ nước biến màu, nhợt nhạt, có nơi thì chuyển màu xanh rêu, nơi có màu đen ngòm, nổi váng, bọt... Mặc dù người dân đã ý thức được việc vứt xuống kênh mương sẽ gây ô nhiễm môi trường và họ cũng là những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tại khu vực này là nơi họp chợ nên nhiều người dân bán hàng, cũng như một số hộ dân thiếu ý thức đã không đổ rác đúng nơi quy định, tiện tay họ vẫn ngang nhiên vứt rác xuống lòng kênh, mặc dù cấp ủy chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo cấm vứt rác, song tình tình trạng này vẫn cứ xảy ra. Đi hết chiều dài gần 20km của tuyến kênh hữu chảy qua địa phận các xã Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Luông, Noong Luống thuộc huyện Điện Biên, chúng tôi bắt gặp vô số những thứ rác thải trôi nổi lập lờ trên dòng kênh. Trên tuyến kênh hữu này có 1 điểm chắn rác để thu gom rác thải nằm ở địa bàn xã Thanh Chăn. Tuy nhiên, vì khối lượng rác quá lớn tích tụ nên hàng ngày Công ty TNHH Thuỷ nông Điện Biên phải cử công nhân xuống vớt rác, chờ phơi khô rồi xử lý bằng cách đốt thủ công tại chỗ. Còn những thứ rác khác nếu “lọt” qua điểm chắn này sẽ theo dòng chảy đổ về hồ Cô Lôm xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Thế nhưng, việc xây dựng rào chắn rác lại gặp phải trở ngại lớn, rác thải dồn về quá nhiều khiến rác tích tụ tại các rào chắn, tạo thành vật cản chắn nước, gây áp lực lên những đoạn kênh yếu. Cùng với đó, công tác thu gom, vớt rác tồn ứ cũng không được đảm bảo do thiếu kinh phí. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm này, cấp ủy chính quyền địa phương đã tập trung nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận các hộ gia đình, từng thôn bản, tổ dân phố nhằm nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường; đồng thời tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không vứt rác thải bừa bãi xuống các kênh mương. Cùng với đó, cần tăng cường chỉ đạo việc thường xuyên nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để nước chảy thông thoáng nhằm đảm bảo môi trường trong lành; đồng thời cần có chế tài xử lý nghiêm để răn đe những trường hợp cố tình vi phạm vứt rác xuống kênh mương. Hai tuyến kênh hữu, kênh tả là một cấu phần quan trọng trong tổng thể những công trình của Đại thuỷ nông Nậm Rốm. Nhờ 2 tuyến kênh tả, hữu huyết mạch này mà diện tích canh tác của cánh đồng Mường Thanh mở rộng từ 2.000ha lên hơn 5.000ha, người dân Điện Biên đã thâm canh được 3 vụ, 2 vụ lúa, 1 vụ rau như hiện nay. Vai trò của các cơ quan chuyên môn, cấp ủy chính quyền địa phương là vậy, song hiện nay để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, trước hết phải bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân, từng hộ gia đình. Bởi khi mỗi một người dân có có ý thức, hành động bảo vệ môi trường thì các vấn đề môi trường mới có thể được giải quyết tốt hơn. Khi từng gia đình thực hiện tốt việc thu gom rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xử lý rác thải tại địa phương, góp phần giữ vững môi trường cảnh quan đô thị, khu dân cư xanh- sạch - đẹp./. Phạm Trà
  • Tác giả: 0
  • Nguồn tin: 0
  • Một số điểm mới trong quy định viết Giấy chứng nhận
  • Quyết định số 117/QĐ-BCSĐTNMT ngày 11/4/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên môi trường
  • Hội nghị triển khai Luật đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) phường Thanh Trường
  • Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) Thị trấn Tuần Giáo
  • Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020; kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) Phường Mường Thanh
  • Mường Nhé phấn đấu hoàn thành giao đất, giao rừng vào cuối năm 2014
  • Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng cuối năm 2014
  • Hiến máu cứu người – nghĩa cử cao đẹp
  • Từ ngày 1/7/2014: Đổi mới việc định giá đất
  • Trang: 
  • 661-670 of 709<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên