ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 04/12/2019 08:00:00 AM
  • Không chỉ trên thế giới mà ngay cả Việt Nam đang đối mặt với thảm họa ô nhiễm môi trường trong đó rác thải đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu. Cùng với cả nước, tỉnh Điện Biên đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa quy định của Trung ương về công tác quản lý chất thải rắn, điển hình như: Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Điện Biên Phê duyệt Quy hoạch chất thải rắn tỉnh Điện Biên đến 2020 tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên... Việc ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, các chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng trên địa bàn tỉnh đã theo đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Số liệu báo cáo năm 2019 cho thấy tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 264 tấn/ngày, trong đó: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 109 tấn/ngày (thành phố Điện Biên Phủ chiếm 74%, khoảng 52,6 tấn/ngày), khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn phát sinh khoảng 155 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại khu vực đô thị đạt 90%, xử lý 92,904 tấn/ngày; tỷ lệ 85,2%; Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh là 155 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải sinh hoạt đông thôn được thu gom đạt khoảng 12%.

    Đối với các đô thị, việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt được thực hiện thông qua hợp đồng công ích, tại thành phố Điện Biên Phủ do Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên thực hiện (công ty tư nhân), chất thải rắn được thu gom từ các khu vực xóm, ngõ lên các xe đẩy tay ra điểm tập kết và sau đó vận chuyển bằng xe ô tô ép rác; Chi phí xử lý chất thải rắn: 59.568 đồng/tấn chất thải rắn; Đánh giá chung cho thấy các phương tiện vận chuyển đảm bảo không rơi vãi, rò rỉ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa phân loại rác thải tại nguồn. Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp và đốt, có những nơi việc xử lý chất thải chưa đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường. Công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hiện nay như sau: - Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn: Có 10 cơ sở xử lý chất thải đang hoạt động,trong đó 03 cơ sở xử lý theo công nghệ lò đốt rác bằng khí tự nhiên (gồm 02 cơ sở thuộc huyện Mường Ảng, thị xã Mường Lay sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt GFC Sankyo NFi-05, công nghệ Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan và 01 cơ sở thuộc huyện Điện Biên sử dụng lò đốt sản xuất tại Việt Nam, khí thải lò đốt cơ bản đáp ứng các quy định theo QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt); 07 cơ sở xử lý theo hình thức bãi chôn lấp, trong đó có 3/7 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (bãi chôn lấp rác thải các huyện: Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Nhé) được thiết kế cơ bản đáp ứng các quy định theo thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCN-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng. Còn lại 4/7 bãi chôn lấp (bãi chôn lấp thành phố Điện Biên Phủ; các huyện: Mường Chà, Nậm Pồ, Tủa Chùa) chưa đáp ứng các quy định theo thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCN-BXD ngày 18/01/2001của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng đổ lộ thiên hoặc bán lộ thiên đổ rác, khi đầy thì lấp đất, có phun chế phẩm ngăn côn trùng, dịch bệnh. Trên thực để xây dựng được một bãi chôn lấp, xử lý rác thải hợp vệ sinh, đầy đủ các bước từ san lấp, khử trùng, xử lý nước rỉ rác và các biện pháp kĩ thuật khác đạt yêu cầu đã làm tăng gánh nặng ngân sách cho địa phương.

    - Nguồn lực tài chính cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Ngân sách nhà nước cho công tác BVMT, trong đó có quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được đảm bảo phân bổ theo từng cấp (tỉnh, huyện, xã). Việc phân bổ kinh phí theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh; Ngân sách cấp cho sự nghiệp môi trường cấp qua từng năm có tăng tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay, đặc biệt là ngân sách cho cấp xã để đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

    - Xã hội hóa nguồn lực tài chính: Đến nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng được 01 cơ sở xử lý CTR sinh hoạt tập trung tại tại bãi rác Púng Min xã Pom Lót huyện Điện Biên bằng nguồn ngoài ngân sách với tổng kinh phí đầu tư khoảng 68,770 tỷ đồng, dự kiến đi vào họat động 30/6/2019, công suất xử lý chất thải rắn: 120 tấn /ngày (giai đoạn 1 lắp đặt một lò đốt công suất 96 tấn/ ngày); Phạm vi tiếp nhận chất thải rắn: khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên (Vệ sinh, thu gom rác rác thải đô thị trong phạm vi 35km; Chi phí xử lý chất thải rắn: dự kiến (440.000 – 470.000) đồng/tấn qua đó góp phần giải quyết những khó khăn, bức xúc ở các địa phương. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương được thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu. Ảnh: Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên - Hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị:Tại khu vực đô thị các công ty dịch vụ môi trường đã đầu tư trang thiết bị, phương tiện xe cơ giới đảm bảo để thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đi xử lý theo quy định; Tại khu vực nông thôn, các Hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc tổ vệ sinh môi trường của địa phương đã đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn. Trong những năm tới, để công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải sinh hoạt nói riêng trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả, tỉnh Điện Biên xác định một số một số nhiệm vụ sau:

    - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường năm 2014, các văn bản triển khai thi hành Luật, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; - Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ môi trường. - Xây dựng, ban hành cơ chế huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải cho các cơ sở chế biến nông sản đặc biệt là chế biến dong riềng, cà phê, chế biến tinh bột sắn./.

  • Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
  • Lễ phát động hưởng ứng ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới và chiến dịch giờ Trái đất năm 2024
  • Thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực ven sông xuyên biên giới sông Mã và sông Neun – Cả và các vùng ven biển liên quan Việt Nam và CHDCND Lào
  • Công đoàn cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, 1984 năm khỏi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3
  • Kết quả triển khai thực hiện các dự án đầu tư trồng cây Mắc ca trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Chà, thị xã Mường Lay
  • Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Điện Biên năm 2023
  • Tỉnh Điện Biên phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
  • Kiểm tra công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa thủy điện Mường Mươn, xã Na Sang và xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức vận hành cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia
  • Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15
  • Những điểm mới của Luật đất đai về quyền của người sử dụng đất
  • Trang: 
  • 41-50 of 709<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên