Kết quả triển khai công tác thanh tra, kiểm tra môi trường năm 2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Thời gian đăng: 04/12/2019 08:00:00 AM
Trong những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm, chú trọng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được xác định là một nhiệm vụ không thể thiếu để đưa pháp luật bảo vệ môi trường vào cuộc sống, dần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về môi trường, qua đó nâng cao nhận thức của cơ sở, doanh nghiệp và người dân trong vấn đề chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tính riêng năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tổ chức kiểm tra 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phối hợp với Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc tiến hành kiểm tra kết luận thanh tra 5 cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra đột xuất Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; kiểm tra, rà soát, đánh giá tiêu chí 17 môi trường trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 13 xã điểm trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra đã phát hiện Nhà máy chế biến tinh bột sắn xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên chưa thực nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường trong vận hành chạy thử dự án, qua đó yêu cầu Nhà máy sắn thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành chạy thử, lập hồ sơ xác nhận hoành thành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của Nhà máy.
Kiểm tra công trình Nhà máy thủy điện Huổi Vang
Lực lượng chức năng Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các đơn vị có liên quan phát hiện 51 vụ, 56 đối tương vi phạm pháp luật về môi trường. Qua điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ đề nghị Cơ quan điều tra khởi tố 03 vụ, 03 bị can; lập hồ sơ xử lý hành chính 48 vụ, 53 đối tượng với số tiền 332.000.000 đồng; thu giữ 56,234 m3 gỗ các loại; 140 kg phong lan; 45 con chim khướu.
Thông qua hoạt động thanh, kiểm tra việc thực thi pháp luật môi trường tại cơ sở đã kịp thời lồng ghép phổ biến các quy định mới về pháp luật môi trường; giải đáp vướng mắc của cơ sở, doanh nghiệp; tiếp nhận những phản hồi của cơ sở, doanh nghiệp về bất cập trong thực thi chính sách để đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn. Đồng thời với việc mở rộng đối tượng thanh kiểm tra từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đến các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở xử lý chất thải từ đó đã đánh giá tương đối đầy đủ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, kịp thời hướng dẫn, yêu cầu cơ sở hoàn thiện thủ tục, hồ sơ về bảo vệ môi trường còn thiếu, giúp các cơ sở khắc phục thiếu sót, chấn chỉnh những nội dung thực hiện không đúng quy định của pháp luật bảo vệ môi trường như: Thực hiện thu gom, lưu trữ chất thải thông thường, chất thải nguy hại; thực hiện đúng, đủ tần suất quan trắc, giám sát môi trường; lập hồ sơ đề nghị chứng nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh kiểm tra pháp luật bảo vệ môi trường cũng gặp không ít khó khăn: Do lực lượng làm công tác thanh, kiểm tra bảo vệ môi trường trên địa bàn còn mỏng dẫn đến số cuộc thanh, kiểm tra còn bị hạn chế, chưa đáp ứng hết yêu cầu công việc đặt ra; địa bàn tỉnh rộng, địa hình đi lại phức tại trong khi các cơ sở nằm giải rác trên địa bàn các huyện; một số cơ sở hoạt động mang tính chất thời vụ không thường xuyên liên tục; ý thức, trách nhiệm của một số tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường chưa cao, còn mang tính chất đối phó...
Kiểm tra công trình Nhà máy thủy điện Huổi Vang
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh, kiểm tra pháp luật bảo vệ môi trường trong thời gian tới, các cấp ngành và đặc biệt cơ quan chuyên trách Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác thanh kiểm tra, thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ trong xây dựng chương trình thanh kiểm tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo gây phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp; giải quyết dứt điểm các vấn đề nổi cộm về môi trường thông qua phản ánh từ đường dây nóng, những kiến nghị bức xúc của người dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật môi trường... Song song với hoạt động thanh kiểm tra, các cấp ngành cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý, yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Với những giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, hiệu quả sẽ góp phần ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo định hướng phát triển xanh và bền vững./.
Bài và ảnh:
Phạm Thị Phương Hoa – Chi cục Bảo vệ môi trường
Tác giả: 0
Nguồn tin: 0
Thông báo danh sách người dự tuyển đủ điều kiện xét tuyển công chức, viên chức năm 2016
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2017: “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững”
Tích cực triển khai Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin cơ bản phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội và giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường CHDCND Lào”
Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2017-2020
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường
Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Sơn làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
Lễ hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái đất” năm 2017
Thông báo về việc tuyển dụng công chức, viên chức năm 2017
Bổ sung thêm cán bộ tham gia triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng phá rừng và di dân tự do tại huyện Mường Nhé
Trang: