ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Kết quả 10 năm thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng xã, huyện nông thôn mới tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 04/12/2019 08:00:00 AM
  • Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc, với xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, năng xuất lao động và trình độ công nghệ chưa cao, khả năng thu hút nguồn vốn kể cả trong nước và ngoài nước còn nhiều khó khăn, đời sống của đồng bào đặc biệt là đồng bào vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Giá trị các sản phẩm công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tuy có tăng nhưng chiếm tỷ lệ chưa tương xứng. Phát triển nông nghiệp thiếu tính bền vững; công tác quản lý tài nguyên - nhất là quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước còn nhiều bất cập, xã hội hóa nghề rừng còn yếu… Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư và có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, gặp nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển do địa bàn rộng, địa hình chủ yếu là núi cao chia cắt mạnh, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh. Bên cạnh đó, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của một bộ phận lớn dân cư còn lạc hậu, dễ bị lôi kéo, kích động. Tập quán sản xuất tự túc tự cấp của đồng bào vùng cao và tư tưởng trông chờ bao cấp ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn tồn tại. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện các nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chưa thực sự sát sao thường xuyên trong việc đôn đốc, kiểm tra giám sát đơn vị triển khai thực hiện. Do đó, trước năm 2014 hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đều có xuất phát điểm thấp gần như chưa nào đạt chuẩn nông thôn mới cũng như chưa đạt chỉ tiêu 17 môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới. Người dân xã Chà Cang - huyện Nậm Pồ đào hố rác di động trong khuân viên vườn nhà Đứng trước những khó khăn, thách thức trên, với sự quan tâm chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các cấp ngành trong chỉ đạo điều hành toàn tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới. Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể đã ban hành Quyết định số 1596/QĐ-BCĐ ngày 27/12/2016 của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia về quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoan 2016 – 2020; Văn bản số 684/UBND-KTN ngày 15/3/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 444/QĐ-BCĐ ngày 22/5/2017 của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG phê duyệt để án truyền thông, thông tin tuyên truyền chương trình MTQG XD nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020... Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường được phân công chủ trì, hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tiêu chí 17 Môi trường và an toàn thực phẩm. Qua 10 năm triển khai nhiệm vụ, bước đầu đã ghi nhận những kết quả đạt được như sau: Kết quả tiêu chí môi trường đến năm 2014: Có 3 xã đạt chỉ tiêu sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trong tiêu chí môi trường (xã Thanh Chăn, xã Lay Nưa, xã Thanh Minh) Kết quả tiêu chí môi trường đến năm 2015: Kết quả thống kê từng chỉ tiêu trong tiêu chí cho thấy: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đạt 75,33%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia: 06 xã đã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch hợp vệ sinh(Lay Nưa, Thanh Xương, Hẹ Muông, Nà Tấu, Thanh Chăn, Thanh Yên). Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: Có 01/116 xã (xã Thanh Chăn) đạt chỉ tiêu. Không có hoạt động làm suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp: Có 01 xã (xã Thanh Chăn); Tỷ lệ số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 30,24% Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: Có 3/116 xã (xã Thanh Xương, Thanh Luông, Thanh Chăn) đạt chỉ tiêu Chất thải, nước thải thu gom và xử lý đúng theo quy định: Chất thải rắn: 01 xã Thanh Chăn đạt chỉ tiêu. Nước thải sinh hoạt: 01 xã Thanh Chăn đạt chỉ tiêu. Kết quả tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm đến thời điểm báo cáo: Kết quả thống kê trên từng chỉ tiêu cụ thể: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 82,70%. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế ước đạt 50%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: Tỷ lệ 100% số cơ sở trên địa bàn của 86/116 xã đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (chiếm 70,6%). Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn: 69/116 xã đạt chỉ tiêu (chiếm 59,4%). Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc 83/116 xã đạt (chiếm 71,5%). Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường: 34/116 xã đạt chỉ tiêu (chiếm 29,3%). Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định: 53/116 xã đạt chỉ tiêu (chiếm 45,6%). Kiểm tra tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm xã Chà Cang - Nậm Pồ Với những kết quả đạt được của từng chỉ tiêu trong tiêu chí kể trên thì quan trọng hơn cả là sự chuyển biến tích cực trong ý thức và sự tham gia của các tổ chức, người dân, cộng đồng, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Cả hệ thống chính trị - xã hội đã vào cuộc quyết liệt, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tích cực tham gia chung tay thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới; đã vận dụng tốt hơn các cơ chế chính sách của Trung ương để ban hành nhiều cơ chế chính sách, bố trí lồng ghép nguồn vốn, tập trung huy động, khai thác nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhận thức, trách nhiệm của nhân dân được nâng lên, nhân dân đã xác định được mình là chủ thể chính trong xây dựng nông thôn mới nên đã tích cực, chủ động tự giác đóng góp nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ tài sản chung, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. Để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được trong tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm, tiếp tục hoàn thành thắng lợi mục tiêu đặt ra trong Quyết định số 1587/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới, cụ thể: - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về nông thôn mới gắn với tuyên truyền kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các trang mạng xã hội, nhằm triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. - Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1587/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020. - Triển khai kế hoạch hàng năm kiểm tra và đánh giá và thẩm định tiêu chí số 17 đối với các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện chú trọng công tác vệ sinh môi trường nông thôn để tạo nên những nổi bật của xã nông thôn mới bằng hành động cụ thể: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn người dân chủ động phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình, tập trung xử lý vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, áp dụng các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện từng địa phương. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, rà soát các mô hình bảo vệ môi trường hiện có, nhân rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xây dựng các mô hình mới, chú trọng lồng ghép mô hình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. - Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Biết rằng xây dựng nông thôn mới, thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm đặc biệt khó triển khai thực hiện, xong với sự chung tay vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, với vai trò to lớn của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội bằng hành động thiết thực, tuyên truyền vận động nhân dân tự giác thực hiện và duy trì thực hiện thì công tác xây dựng nông thôn mới ở cơ sở gặt hái nhiều thành công, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào, dân tộc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng ổn định và bền vững./. Bài và ảnh: Phạm Thị Phương Hoa – Chi cục Bảo vệ môi trường
  • Tác giả: 0
  • Nguồn tin: 0
  • Lễ phát động hưởng ứng ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới và chiến dịch giờ Trái đất năm 2024
  • Thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực ven sông xuyên biên giới sông Mã và sông Neun – Cả và các vùng ven biển liên quan Việt Nam và CHDCND Lào
  • Công đoàn cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, 1984 năm khỏi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3
  • Kết quả triển khai thực hiện các dự án đầu tư trồng cây Mắc ca trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Chà, thị xã Mường Lay
  • Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Điện Biên năm 2023
  • Tỉnh Điện Biên phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
  • Kiểm tra công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa thủy điện Mường Mươn, xã Na Sang và xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức vận hành cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia
  • Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15
  • Những điểm mới của Luật đất đai về quyền của người sử dụng đất
  • Trang: 
  • 41-50 of 709<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên