ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý rác thải ở nông thôn
  • Thời gian đăng: 19/11/2019 08:00:00 AM
  • (TN&MT) – Bằng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự nỗ lực của các địa phương, linh hoạt trong thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang từng bước được cải thiện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trung bình mỗi ngày, khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên phát sinh chất thải sinh hoạt khoảng 205,58 tấn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn khu vực dân cư nông thôn ước 19,83% trên tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh. Hiện tỉnh Điện Biên có 23/116 xã đã được thu gom, xử lý rác thải vào các bãi chôn lấp hoặc lò đốt chất thải rắn tập trung của huyện. Những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường đã phát huy được hiệu quả tích cực. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từng bước được cải thiện.

    Trung bình mỗi ngày lượng rác thải rắn khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên phát sinh trên 205 tấn Việc xử lý chăn nuôi của tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Theo số liệu ước tính, tổng số chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát thải khoảng 2.620.688 tấn/năm. Phần lớn chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên, trước khi đưa vào sử dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô. Với quy mô chăn nuôi trang trại, gia trại thì việc xử lý chất thải chăn nuôi phần lớn áp dụng theo phương pháp sinh học. Nhờ tuyên truyền vận động ý thức người dân trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được nâng cao Tại nhiều vùng nông thôn tỉnh Điện Biên, hiện tượng vứt vỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi vẫn còn phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như đến sức khỏe cộng đồng do các hóa chất còn sót lại trong các chai lọ và vỏ bao bì. Trung bình mỗi năm tỉnh Điện Biên ước tính phát sinh khoảng 4,5 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Hiện toàn tỉnh Điện Biên có 119 bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc thu gom mới chỉ tập trung ở huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ.

    Sở Tài nguyên và Môi trường Điện Biên đã chủ trì tiến hành 2 đợt thu gom vận chuyển xử lý hóa chất bảo vệ thực vật và vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh với tống khối lượng 3.450 kg (đợt 1 năm 2010 khối lượng 1.745 kg và đợt 2 năm 2018 khối lượng 1.705 kg), với tổng kinh phí vận chuyển xử lý 270 triệu từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Huyện Điện Biên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để xây dựng bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật Ghi nhận tại huyện Điện Biên, đến thời điểm hiện tại, địa phương này có 14/25 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường. Ông Đặng Văn Tuấn, Phó trưởng phòng Phụ trách, Phòng TN&MT huyện Điện Biên cho biết: Đẩy mạnh thực hiện tiêu chí môi trường, huyện Điện Biên đã thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách tại xã Núa Ngam, Mường Nhà, Mường Pồn từ vốn sự nghiệp Ngân sách Trung ương năm 2018; thành lập các tổ tự quản bảo vệ môi trường, qua đó, nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, sản xuất chế biến, từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu dân cư. Năm 2019, bằng nguồn vốn sự nghiệp môi trường huyện bố trí kinh phí xây dựng mới 49 bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn 9 xã.

    Thực tế, việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn vẫn còn nhiều nan giải, lượng rác thải trực tiếp ra môi trường vẫn còn nhiều Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương. Công tác quy hoạch, lựa chọn điểm chôn lấp rác chưa hợp lý, gây tốn kém quỹ đất; công nghệ lò đốt chưa phù hợp; kinh phí hoạt động cho công tác bảo vệ môi trường còn thiếu so với nhu cầu thực tế. Nhận thức của người dân tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường chưa cao, nhất là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, xả rác thải không đúng nơi quy định và chưa tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường tại khu vực mình sinh sống. Để tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã chủ trì, phối hợp tổng hợp khối lượng, xây dựng nhu cầu kinh phí để thực hiện thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, làm đầu mối hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại để tiến hành vận chuyền, xử lý đúng theo quy định. Thời gian tới, tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, rà soát các mô hình bảo vệ môi trường hiện có, nhân rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xây dựng các mô hình mới, chú trọng lồng ghép mô hình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức và hành vi thu gom, xử lý rác thải.

  • Tác giả: Hà Thuận
  • Lễ phát động hưởng ứng ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới và chiến dịch giờ Trái đất năm 2024
  • Thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực ven sông xuyên biên giới sông Mã và sông Neun – Cả và các vùng ven biển liên quan Việt Nam và CHDCND Lào
  • Công đoàn cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, 1984 năm khỏi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3
  • Kết quả triển khai thực hiện các dự án đầu tư trồng cây Mắc ca trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Chà, thị xã Mường Lay
  • Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Điện Biên năm 2023
  • Tỉnh Điện Biên phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
  • Kiểm tra công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa thủy điện Mường Mươn, xã Na Sang và xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức vận hành cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia
  • Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15
  • Những điểm mới của Luật đất đai về quyền của người sử dụng đất
  • Trang: 
  • 41-50 of 709<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên