ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
  • Thời gian đăng: 12/08/2019 08:00:00 AM
  • Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm do rác thải đại dương, chiếm tỷ lệ lớn trong đó là rác thải nhựa.
  • Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm do rác thải đại dương, chiếm tỷ lệ lớn trong đó là rác thải nhựa. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã có Văn bản số 780/STNMT-MT ngày 09/8/2019 về việc tham mưu nội dung góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Rác thải ở bãi biển Hải Tiến – Thanh Hóa Đây là một nội dung quan trọng để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam cũng như khu vực và trên toàn thế giới.

    Trong đó chú trọng giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái sử dụng, tái chế sản phẩm nhựa, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh. Mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 nhằm quản lý được rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên đất liền và nguồn thải ở biển, theo cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Đồng thời tạo đột phá và chuyển biến căn bản về nhận thức, ứng xử và hành vi của toàn cộng đồng trong sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ sản phẩm nhựa và thu gom, xử lý rác thải nhựa. Quản lý rác thải nhựa đại dương là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và từng người dân; cần sự hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới, được tiến hành liên tục và có lộ trình giảm thiểu rác thải nhựa phù hợp với điều kiện của Việt Nam; dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ và thực tiễn; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, tăng cường tái chế, tái sử dụng sản phẩm nhựa, nâng cao hiệu quả xử lý rác thải nhựa, coi rác thải nhựa là nguồn tài nguyên. Quản lý được rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên đất liền và nguồn thải ở biển theo cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; tạo đột phá và chuyển biến căn bản về nhận thức, ứng xử và hành vi của toàn cộng đồng trong sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ sản phẩm nhựa và thu gom, xử lý rác thải nhựa. Dự thảo Kế hoạch đề ra 07 nhiệm vụ chủ yếu: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý rác thải nhựa đại dương; Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ đất liền; Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên biển; Tăng cường xã hội hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động làm sạch, thu gom rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về rác thải nhựa đại dương; Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương. Đồng thời nêu ra 5 giải pháp: Triển khai các chương trình, kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm hành động của toàn xã hội trong kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; tăng cường thanh tra, kiểm tra môi trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp tại lưu vực sông và các khu vực ven biển.

    Triển khai các hoạt động trong Kế hoạch và nâng cao hiệu lực trong lãnh đạo, các cấp, các ngành; tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư trong triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch, tính tích hợp và lồng ghép trong quá trình thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch; tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu nhằm tập trung nguồn lực thực hiện các đề tài, dự án về rác thải nhựa đại dương. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Kế hoạch, chú ý huy động các nguồn lực từ khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Đào tạo, tập huấn nâng cao kinh nghiệm năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và tái chế rác thải nhựa. Tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về rác thải nhựa đại dương; đẩy mạnh tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao mô hình quản lý rác thải nhựa đại dương, công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và tái chế rác thải nhựa./.

  • Tác giả: Thúy An - TTCNTT
  • Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Công tác thi đua, khen thưởng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên năm 2023
  • Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên đợt 2 năm 2023
  • Kết quả hoàn thành tiêu chí số 17 môi trường và an toàn thực phẩm tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023 theo Quyết định số 1833/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Điện Biên
  • Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên đợt 1 năm 2023
  • Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2023
  • Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Cục thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thi hành án dân sự
  • Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở khu vực Bắc Bộ
  • Kiểm tra công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ đập và hồ chứa công trình thủy điện Mường Luân 2, xã Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Các nội dung giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
  • Một số thay đổi trong công tác kê khai, lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cung cấp thông tin dữ liệu đất đai từ ngày 16/10/2023
  • Trang: 
  • 61-70 of 709<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên