ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Vấn đề bảo vệ môi trường do ảnh hưởng của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 06/09/2019 08:00:00 AM
  • Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở rìa phía Tây khu vực Tây Bắc Việt Nam có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Với 3 hệ thống sông chính chảy qua địa bàn, đặc điểm địa hình lại có độ dốc cao, lưu lượng dòng chảy lớn nên Điện Biên có nhiều thế mạnh phát triển thủy điện, đặc biệt là thủy điện vừa và nhỏ. Nhà máy Thủy điện không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ, tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn là nguồn thu lớn đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng năm.

    Thủy Điện Long Tạo đang trong quá trình xây dựng Tuy nhiên các hoạt động thủy điện và các nhà máy thủy điện lại gây tác động đến môi trường. Các dự án thủy điện thường được xây dựng ở vùng thượng lưu, những nơi khó tiếp cận do vậy giao thông hạn chế, việc mở đường để vận chuyển vật liệu xây dựng nhà máy, mở rộng lòng hồ, nơi ở của công nhân,… làm giảm diện tích đất rừng, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống của các loài động thực vật bị phá hủy hoặc thay đổi khiến chúng cũng dần biến mất, yếu tố đa dạng sinh học gần như không còn. Nhiều dự án thủy điện có quy mô nhỏ được quy hoạch thiết kế và vận hành không phù hợp có thể dẫn đến các tác động tiêu cực về môi trường xã hội cho người dân bản địa hay người dân sống ở vùng hạ lưu. Thủy điện Nậm Mu 2 - xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo Thủy điện Nậm Mức đã đi vào vận hành Xây dựng nhà máy thủy điện không tránh khỏi việc thải ra lượng chất thải lớn, ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm không khí, tạo ra tiếng ồn lớn ở khu vực thi công dự án, hầu hết người dân bị di dời đến nơi ở mới có cuộc sống và thu nhập không ổn định so với trước đó, phải học phương thức canh tác nông nghiệp khác và sẽ mất nhiều thời gian.

    Nơi ở và điều kiện canh tác khác biệt đối với nhiều đồng bào dân tộc gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Vì vậy phải có các phương án xử lý rác thải và giải pháp xử lý tảo, vi khuẩn trong hồ chứa một cách hiệu quả hơn, tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các thiết bị, công trình xả lũ, nhận nước và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) trước mùa mưa bão, bảo đảm an toàn đập và an toàn cho vùng hạ du.

    Rác thải ứ đọng trên lòng hồ thủy điện Nậm Mức Đối với các công trình đang và sẽ được thực hiện, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường mà trước mắt là giảm thiểu những nhà máy thủy điện xây dựng không khoa học và xây dựng với mục đích tư lợi làm tổn hại chung đến lợi ích Quốc gia. Thiết kế và thi công công trình thủy điện cần xét đến yếu tố biến đổi khí hậu khi xác định cấp công trình, tính toán kỹ thuật công trình; duy trì và phục hồi rừng đầu nguồn. Kiểm soát chặt chẽ tác động của việc xây dựng các công trình thủy điện thông qua các chỉ số kỹ thuật cần phải đặc biệt chú ý đến chính sách tái định cư cho người dân khu vực bị di dời, nơi ở mới phải đáp ứng cơ bản các nhu cầu về cả văn hóa tinh thần và vật chất.

    Trong quá trình thiết kế, khi đập thủy điện vận hành phải bảo đảm dòng chảy tối thiểu để bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hệ thống sinh thái ở hạ lưu. Để phát triển thủy điện vừa cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế, vừa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thì cần phải tiếp tục rà soát quy hoạch, rà soát các công trình đang triển khai xây dựng để bảo đảm chất lượng, an toàn và đáp ứng yêu cầu về môi trường, từ công tác lập quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công xây dựng công trình cho đến quản lý vận hành,… phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình. Ngoài ra, cần bảo đảm chất lượng công trình cũng như phải có phương án ứng phó liên quan đến các sự cố đập và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng, siết chặt các quy trình quản lý, vận hành nhằm đảm bảo các thủy điện hoạt động an toàn, hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra cho người dân, đảm bảo tốt vai trò điều tiết lũ và cung cấp điện hiệu quả./. 

  • Tác giả: Thúy An Trung tâm CNTT TN&MT
  • Công tác thi đua, khen thưởng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên năm 2023
  • Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên đợt 2 năm 2023
  • Kết quả hoàn thành tiêu chí số 17 môi trường và an toàn thực phẩm tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023 theo Quyết định số 1833/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Điện Biên
  • Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên đợt 1 năm 2023
  • Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2023
  • Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Cục thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thi hành án dân sự
  • Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở khu vực Bắc Bộ
  • Kiểm tra công tác cắm mốc giới hành lang bảo vệ đập và hồ chứa công trình thủy điện Mường Luân 2, xã Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Các nội dung giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
  • Một số thay đổi trong công tác kê khai, lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cung cấp thông tin dữ liệu đất đai từ ngày 16/10/2023
  • Trang: 
  • 61-70 of 709<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên