Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề nóng hiện nay. Tác hại của nhựa dùng một lần và nilon ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống con người. Rác thải đã phân loại UBND tỉnh Điện Biên có công văn số 1270/UBND-KTN ngày 07/5/2019 về việc tiếp tục phong trào “chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh” theo Kế hoạch 3816/KH-UBND ngày 27/12/2018 nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. Các sản phẩm từ nhựa, nilon rất tiện ích, nhưng với đặc tính bền, khó phân hủy, chúng đang để lại hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe con người và môi trường sống.
Đáng chú ý, lượng túi nilon tiếp tục gia tăng theo từng năm. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”. Phát động mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hành động và vận động người thân cùng thực hiện việc giảm thiểu; tiến tới chấm dứt sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. Bên cạnh đó, phát động phong trào huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi nilon và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định. Tập trung vận động các hệ thống siêu thị áp dụng thực hành thay thế sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần tại mọi sự kiện, mọi hoạt động, tiến tới chấm dứt việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, dùng một lần. Rác thải chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường
Đối với các doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm phát sinh rác thải túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, dùng một lần... tổ chức thu hồi vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định; đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. Để phong trào “Phòng chống rác thải nhựa”đi vào thực tế và có hiệu quả nhằm hạn chế mức độ ô nhiểm môi trường ở mức thấp nhất điều quan trọng là cần duy trì và thúc đẩy “Phong trào chống rác thải nhựa” trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục để giảm thiểu, hạn chế và tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Điện Biên. UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các đơn vị, tổ chức có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện đúng mục đích, nội dung của kế hoạch đã đề ra. Đoàn viên thanh niên thu gom rác thải tại ngã ba cầu Mường Thanh