Theo phong tục người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm ngày Tết ông Công, ông Táo, trong ngày này mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép làm lễ cúng cá chép với quan niệm làm phương tiện cho các ông Táo về trời. Sau khi làm lễ cúng xong, cá chép thường được người dân phóng sinh ra ao, hồ, sông, suối...Song song với hoạt động thả cá chép thì trong ngày này khó tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường và gây mất mỹ quan sinh thái tại các điểm thải cá do hành động hoặc vô tình hay cố ý từ hành động thả cá thả luôn túi nilon và các đồ thờ cúng xuống dòng nước...
Nhằm giảm lượng rác thải nilon ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và mất thẩm mỹ lưu vực sông, suối và đồng thời đây cũng là năm thứ 2 thực hiện chương trình phối hợp giữa Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Điện Biên và trường THPT Lương Thế Vinh tiếp tục triển khai Chương trình "Chung tay bảo vệ dòng sông quê hương", tại các điểm thả cá chính trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ như cầu Mường Thanh, cầu Thanh Bình, hồ Huổi Phạ... rất đông bạn trẻ, học sinh trường THPT Lương Thế Vinh đã giúp đỡ người dân "Tiễn Ông Táo về trời" tuyên truyền, nhắc nhở người dân không ném túi nilon xuống sông, suối, hồ để bảo vệ môi trường.Những tấm biển với thông điệp "thả cá chép đừng thả túi nilon", "Hãy chung tay bảo vệ dòng sông lịch sử"; "Đừng để táo quân mang rác lên chầu"; "Giữ gìn bản sắc dân tộc, chung tay bảo vệ dòng sông lịch sử" được các bạn trẻ dương cao phát động vừa gần gũi, vừa hóm hỉnh với hàm nghĩa chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông Nậm Rốm lịch sử đã xuất hiện tại các điểm thả cá thu hút được rất đông người dân cùng xem và hưởng ứng, đã có rất nhiều lời khen ngợi từ khách qua đường, người tham gia thả cá tới những hành động đẹp, thông điệp hay được gửi tới bạn trẻ cũng như ban tổ chức Chương trình "Chung tay bảo vệ dòng sông quê hương".Mặc dù đây mới chỉ là năm thứ 2 triển khai
Chương trình, xong đã gây được tiếng vang trong cộng đồng các bạn học sinh, sinh viên nói chung giúp các bạn trẻ sớm có ý thức, hành động, thói quen bảo vệ môi trường đồng thời hoạt động thiết thực này đã góp phần thay đổi không nhỏ đến hành động của người dân tham gia thả cá, trước đây túi nilon được vứt luôn xuống nước sau khi thả cá xong nay đã được người dân trực tiếp đi bỏ vào các thùng đựng rác di dộng tại các điểm cầu, không còn tình trạng đứng trên cầu thả cá và đồ thời cúng trực tiếp xuống sông mà thay bằng hành động xuống tận chân cầu để thả...
Hy vọng rằng không chỉ năm nay mà các năm tiếp theo Chương trình phối hợp "Chung tay bảo vệ dòng sông quê hương" ngày càng gây được tiếng vang, thu hút nhiều hơn nữa các đơn vị, tổ chức ở trong thành phố nói chung và ở tại các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên cùng tích cực tham gia hưởng ứng để chung tay bảo vệ dòng sông, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường./. Học sinh trường THPT Lương Thế Vinh tham gia chương trình "Chung tay bảo vệ dòng sông quê hương" Logo chương trình phối hợp giữa Chi cục Bảo vệ môi trường với Trường THPT Lương Thế Vinh