Chất thải rắn sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn nuôi… chưa được thu gom, xử lý triệt để là nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trường nông thôn. Giải quyết vấn đề này, cần sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành chức năng trong việc chung tay bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Công trình nước sạch tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé Ô nhiễm môi trường đang “bủa vây” khu vực nông thôn. Môi trường nước bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn tại các làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp, chế biến nông sản như dệt vải, sản xuất miến, bún khô.... Bên cạnh đó là các chất thải từ các trang trại chăn nuôi, trồng trọt do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, suối, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân. Nhận thức của người dân và cộng đồng đang sống, làm việc tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường còn chưa cao. Người dân nông thôn chưa có ý thức BVMT. Một cơ sở sản xuất dong giềng tại xã Nà Tấu xả nước thải trực tiếp ra suối Trước yêu cầu bức thiết về bảo vệ môi trường nông thôn, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nói chung, tiêu chí ngành môi trường nói riêng. Sở đã tích cực chủ động trong ban hành văn bản hướng dẫn, xây dựng Kế hoạch triển khai rà soát đánh giá tiêu chí 17 trên cơ sở bám sát với chủ trương, chính sách quy định của nhà nước, vận dụng linh hoạt với tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân thực hiện tiêu chí số 17 đã làm thay đổi nhận thức, thói quen cũ lạc hậu sang hành động tích cực phù hợp với nếp sống văn hóa diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương. Tiêu chí môi trường đã được các cấp, ngành, UBND cấp huyện, xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đề ra. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định. Tính đến 6 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh đã có 17/116 xã đạt tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm chiếm 14,66 %. Phấn đấu đến cuối năm 2018 có 30/116 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường. Vỏ bao bì, chai lọ hoá chất BVTV được đóng gói chờ tiêu huỷ Việc khơi dậy nhiều hình thức bảo vệ môi trường với kỳ vọng tạo bước chuyển trong nhận thức của toàn xã hội, từ đó góp phần quan trọng bảo vệ môi trường nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh Điện Biên sớm thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới./.