ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Nhìn lại công tác phòng chống thiên tai năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 10/07/2018 08:00:00 AM
  • Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên (Thuộc Đài Khí tượng thủy văn Tây Bắc), năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện Biên chịu ảnh hưởng bởi nhiều loại hình thời tiết như: Rãnh áp thấp, không khí lạnh, áp thấp nhiệt đới do ảnh hưởng của bão… gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất kinh doanh, mục tiêu xóa đói giảm nghèo và chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới cần có phương hướng cụ thể để kiểm soát an toàn thiên tai, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
  • Kỷ lục mưa lớn, diễn biến lũ phức tạp Bất thường và khốc liệt của mùa mưa lũ năm nay thể hiện ở việc tổng lượng mưa nhiều hơn trung bình nhiều năm, thời kỳ cao điểm của mùa mưa xảy ra vào tháng 6,7 và 8 năm 2017. Các hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm như mưa lớn, lũ lụt, dông sét,… diễn biến khá phức tạp theo không gian và thời gian trên toàn tỉnh. Tổng lượng mưa toàn mùa (từ tháng 5-10/2017) các nơi đạt từ 1.337 – 1.855mm. So với trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước các nơi nhiều hơn từ 47 - 483mm. Tổng lượng mưa nhiều nhất tại thị xã Mường Lay đạt 1.855m; trên sông Nậm Mức, Nậm Nưa đã xuất hiện 7 trận lũ, trong đó có 01 trận đạt cấp báo động III, năm 2017 trên sông Nậm Nưa tại trạm thủy văn Bản Yên đã xuất hiện đỉnh lũ lớn. Tình trạng sạt lở diễn ra ở hầu khắp các khu vực trên địa bàn tỉnh: nhiều nhất tại các khu vực như huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông. Theo thống kê sơ bộ có 715.548m3 ta luy dương, 1480m3 ta luy âm bị sạt lở uy hiếp tính mạng và tài sản của nhân dân. Chỉ đạo ứng phó với thiên tai Với tinh thần chủ động, quyết liệt để ứng phó với tình hình thiên tai xảy ra Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý hồ chứa về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như: Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh; Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh về việc chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 6/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và khắc phục thiệt hại sau mưa lũ trên địa bàn tỉnh Điện Biên… Thiệt hại do thiên tai gây ra lên đến hơn 156 tỷ đồng Mặc dù đã chủ động hơn trong công tác ứng phó với thiên tai, tuy nhiên do phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai với phạm vi rộng, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thiên tai đã làm: 13 người chết và 2 người bị thương; 379 ngôi nhà bị thiệt hại; 30 điểm trường, 40 phòng học bị thiệt hại nặng nề; 835,88 ha lúa bị thiệt hại; 229 con gia cầm bị chết do lũ cuốn trôi; 57 công trình thủy lợi bị thiệt hại nặng; 3.742m kênh bị hư hỏng do sạt lở; 08 công trình nước sinh hoạt bị thiệt hại và 6.601m ống nước bị hỏng; 755,521m3 đất đá sạt lở xuống đường; 1.145 m2 mặt đường hư hỏng do mưa lũ; 40 điểm ngầm, cống kiên cố và cầu tạm bị hư hỏng… Còn nhiều yếu kém và bất cập Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra năm 2017 còn rất lớn. Một phần do tình hình thiên tai ngày càng lớn cả về cường độ, số lần xuất hiện và trái quy luật, khó dự báo, cảnh báo, vượt quá năng lực chống chịu của các hệ thống phòng, chống. Đến nay, tỉnh vẫn chưa cân đối, bố trí được nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ, xây dựng công cụ hỗ trợ tại Văn phòng Ban chỉ huy PCTT –TKCN các cấp theo văn bản số 41/TWPCTT ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc tăng cường công tác tham mưu, điều hành phòng chống thiên tai…vì vậy, việc đáp ứng về tiến độ, chất lượng các công việc còn rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu về hỗ trợ, khắc phục thiên tai. Mặt khác, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách như: Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành sau thời hạn thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, chưa ban hành kịp thời, nhất là cơ chế chính sách về tài chính, lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huy động sự tham gia đồng bộ của cộng đồng…Các nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai chưa được điều chỉnh kịp thời trong điều kiện mới, nhất là do tác động của biến đổi khí hậu. Trong tổ chức bộ máy, chưa có các phòng tham mưu chuyên sâu tại các cấp huyện, cấp xã dẫn đến không đủ khả năng triển khai toàn diện thông tin tới người dân. Các thành viên BCH PCTT TKCN còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, dẫn đến việc chưa triển khai được đầy đủ các nhiệm vụ. Hạn chế từ con người tới trang thiết bị, công cụ hỗ trợ.. cho nên chưa đủ năng lực về cảnh báo, giám sát và tham mưu kịp thời. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, do thiếu thông tin trực tuyến và đường truyền thông tin liên lạc thường bị gián đoạn do địa hình, thiên tai nên khi chỉ đạo, ứng phó trên diện rộng có độ chính xác chưa cao. Trong khi đó nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục sau thiên tai còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Cần chủ động hơn trong phòng chống thiên tai năm 2018 Do tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn diễn biến phức tạp, vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án PCTT và TLCN của cấp, ngành phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp đồng bộ, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, khí hậu thủy văn; làm tốt công tác dự báo, cảnh báo; triển khai thực hiện kế hoạch hành động phòng chống giảm nhẹ thiên tai năm 2018; kịp thời ứng phó, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và của người dân khi có thiên tai xảy ra. Cần kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định; Chủ động kiểm tra, rà soát, xác định các vùng, điểm dân cư trọng yếu có nguy cơ cao có thể xảy ra các hiện tượng sạt lở đất, xói mòn, ngập úng…để xây dựng phương án phòng ngừa nhằm chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống có thể xảy ra; kiên quyết di dời hoặc sơ tán những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, nhất là ven suối cạn, nơi thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ quét; tổ chức kiểm tra, kiên quyết đình chỉ thi công đối với các dự án có thải đất đá gây cản trở thoát lũ hoặc gây sạt lở, lấp dòng chảy tạo nguy cơ lũ bùn đá. Chỉ đạo tốt việc phòng chống, cảnh báo và có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa các thiệt hại do thiên tai xảy ra; tập trung rà soát và kịp thời tu sửa hoặc có phương án bảo đảm an toàn các công trình như: Hồ đập, kè chống xói lỏ đang thi công, công trình điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế;Tăng cường hơn nữa công tác dự báo Khí tượng thủy văn, đặc biệt là công tác dự báo với các hình thái thời tiết nguy hiểm, bất thường… Là một trong những tỉnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, công tác phòng chống thiên tai trong thời gian tới sẽ đi dần vào nền nếp, hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mang và tài sản cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bài, ảnh: Nam An
  • Tác giả: 0
  • Nguồn tin: 0
  • Hội thảo khoa học và tập huấn “Sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên trong sản xuất vữa và bên tông cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên”
  • Công khai Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HẾT HẠN VÀ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2021
  • Phê duyệt 33 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
  • Tham gia ý kiến vào tờ trình đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định điều kiện về diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh
  • Đề nghị chấp thuận danh mục dự án cần thu hồi đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ vào các mục đích khác năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Điều chỉnh thời gian cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với F1
  • Ghi nhận ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng tại Mường Nhé
  • Hội thảo “Truyền thông, nâng cao nhận thức về khai thác bền vững tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước xuyên biên giới” khu vực phía Bắc tại tỉnh Lào Cai
  • Kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 03/CT-BTNMT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Trang: 
  • 231-240 of 709<  ...  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên