ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Kết quả sau 20 năm thực hiện công tác quản lý môi trường và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 27/09/2023 02:23:23 PM
  • Năm 2023 đánh dấu sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, cũng là thời điểm đánh dấu tròn 20 năm công tác quản lý bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu của Sở Tài nguyên và Môi trường (giai đoạn 2003 - 2023).

    Phòng Quản lý môi trường và Biến đổi khí hậu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Điện Biên về việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tiền thân giai đoạn 10/2003 – 6/2009 là Phòng Tài nguyên Môi trường, Nước và Khí tượng thủy văn; giai đoạn 7/2009 – 11/2021 là Chi cục Bảo vệ Môi trường. Phòng Quản lý môi trường và Biến đổi khí hậu có 07 thành viên trong đó có 01 trưởng phòng; 01 phó phòng và 5 chuyên viên; có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về môi trường, chất thải rắn, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

    Nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Sở tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi và biến đổi khí hậu trường bằng nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai trên địa bàn tỉnh như: Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tinh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Kế hoạch số 33-KH/TU, ngày 16/11/2021 của Tỉnh ủy về việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;Quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Kế hoạch số 3386/KH-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh Điện Biên về Quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 27/01/2021 của UBND tỉnh Điện Biên Giảm thiểu phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Kế hoạch số 1302/KH-UBND ngày 06/05/2021 của UBND tỉnh Điện Biên Triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021 -2025” trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường và quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

    Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về môi trường: Công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu bởi vì muốn làm tốt công tác BVMT trước hết cần nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng, thông qua đó giúp cho nhiều đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, các cơ sở sản xuất-kinh doanh và nhân dân nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, địa phương với việc BVMT chung của cộng đồng. Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tốt với ngành, các cấp tăng cường phổ biến tuyên truyền Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-TU của Tỉnh uỷ đến các tổ chức, địa bàn cơ sở, các tầng lớp nhân dân, đưa Luật Bảo vệ Môi trường vào cuộc sống. Thường xuyên chủ động tiến hành một cách đa dạng hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông môi trường nhân dịp hưởng ứng ngày Nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày Môi trường Thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn: Giai đoạn 2003 – 2023 Sở  phối hợp với UBND cấp huyện và các tổ chức đoàn thể tổ chức được hơn 100 cuộc mít tinh hưởng ứng các ngày lễ lớn về môi trường tại 10/10 huyện, thị xã, thành phố với hơn 750.000 lượt người tham gia; Xây dựng, phát sóng gần 500 chuyên mục Tài nguyên môi trường phát sóng trên sóng phát thanh và sóng truyền hình tỉnh; xuất bản 80 Bản tin tài nguyên môi trường; phát hành hơn 41.000 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường; Tổ chức 05 Hội nghị cấp tỉnh, 10 lớp tập huấn cấp huyện triển khai Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đối với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh… thông qua các hoạt động tuyên truyền đã giúp nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành và toàn xã hội.

    Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2003-2023 không chỉ dừng lại ở các sinh hoạt mang tính văn hoá, xã hội, mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký 09 Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường với UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; ký kế hoạch phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường với Công an tỉnh. Xây dựng được nhiều mô hình điểm trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường: Mô hình “Đội thanh niên tình nguyện xanh thành phố Điện Biên Phủ”; mô hình “Nhà tiêu hợp vệ sinh”  và mô hình “Trồng cây ăn quả có giá trị phát triển kinh tế kết hợp với BVMT”; triển khai thực hiện được nhiều phong trào có nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực: Phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, phong trào “Xanh - sạch - đẹp”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ - sạch từ ngõ vào nhà” và phong trào “2 không - 1 có - 2 sạch” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

    Tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của của 164 dự án, 08 Giấy phép môi trường cấp tỉnh; 01 báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, 10 đề án bảo vệ môi trường chi tiết, 27 dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; 03 đề án bảo vệ môi trường; trình Lãnh đạo Sở xác nhận 74 Kế hoạch bảo vệ môi trường; 126 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.Hướng dẫn Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện công tác thẩm định và xác nhận: gần 1.300 bản cam kết bảo vệ môi trường; gần 200 đề án bảo vệ môi trường; 87 Dự án cải tạo phục hồi môi trường; 15 giấy phép môi trường và hơn 250 bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

    Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường: Sở đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt mạng lưới điểm quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên các giai đoạn 2011 -2015; 2016 -2020; 2021 - 2025. Đồng thời tổ chức thực hiện quan trắc chất lượng môi trường hàng năm; lập báo cáo môi trường chuyên đề nhằm cập nhật chuỗi số liệu môi trường các năm, để kịp thời dự báo, cảnh báo các vấn đề môi trường nói chung trên địa bàn tỉnh .

    Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thu gom, vận chuyển, tiêu hủy 12.295 kg thuốc bảo vệ thực vật tồn dư và vỏ bao bì đựng thuốc. Hoàn thành xử lý triệt để 4/4 cơ sở gây ô nhiễm thuộc đối tượng phải xử lý theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

    Công tác phối hợp triển khai Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp hành động về bảo vệ môi trường: Tổ chức ký kết Nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi trường với 09 đơn vị, tổ chức đoàn thể tỉnh  . Công tác phối hợp đã đem lại hiệu quả tích cực trong triển khai tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.

    Thực hiện chi ngân sách sự nghiệp môi trường và thực hiện các Đề án, Dự án môi trường: Sở phối hợp cùng Sở Tài chính trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho các sở, ban ngành, tổ chức chính trị, UBND các huyện, thị xã, thành phố với tổng kinh phí sự nghiệp môi trường  từ năm 2007 đến năm 2023 là 1.168,872 tỷ đồng. Xây dựng và tổ chức thực hiện 10 Đề án, Dự án về môi trường triển khai trên địa bàn toàn tỉnh

    Sở đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là đơn vị chủ trì, đầu mối triển khai xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, Sở đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015, cập nhật kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020; giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Chủ động tham mưu Tỉnh uỷ ban hành “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ-TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; trình UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến đến năm 2025”. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về ứng phó với biến đổi khí hậu, cảnh báo thiên tai, khí tượng thủy văn, công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

    Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Sở, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt 02 dự án: “Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040”; “Đánh giá khí hậu tỉnh Điện Biên thuộc hợp phần biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh”.

    Tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả 03 dự án: “Điều tra hiện trạng, nguyên nhân, dự báo nguy cơ sụt lún, trượt lở khu vực trung tâm xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên”; “Bố trí ổn định dân cư vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt khó khăn tại các bản Suối Lư I, II, III đến định cư tại khu vực Huổi Po xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”; “Điều tra hiện trạng, nguyên nhân, dự báo nguy cơ sụt lún, trượt lở khu vực Trung tâm xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”. Kết quả của các dự án đã góp phần đánh giá, dự báo, cảnh báo các nơi có nguy cơ sạt lở cao, đe doạ dến tính mạng của người dân, đưa ra giải pháp di dời trụ sở công, hộ giai đình đến nơi an toàn, ổn định đời sống, sản xuất [1].

    Thực tế công tác quản lý bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, hiệu quả: Đã cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo, các nội dung nhiệm vụ quản lý về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương; Các nội dung nhiệm vụ quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương đã có chiều sâu, từ công tác triển khai thực hiện phòng ngừa, bảo vệ, đến việc xử lý khắc phục ô nhiễm. Đã tập trung giải quyết được cơ bản các điểm bức xúc về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường năng lực quản lý, tham mưu đề xuất của các cơ quan chuyên môn về môi trường các cấp. Đẩy mạnh sự phối hợp và trách nhiệm các sở ngành, các cấp trong công tác quản lý bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường đã được cải thiện và bước đầu có hiệu quả; ở nhiều nơi, cả ở đô thị và vùng nông thôn môi trường đã có sự cải thiện.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại như: Môi trường và công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nhiều vấn đề về môi trường chưa được giải quyết triệt để; Hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc thu gom, xử lý rác thải còn hạn chế; một số bãi chôn lấp còn xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường; một số cơ sở xử lý bằng lò đốt công suất thấp, công nghệ đốt đã lạc hậu; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý ở khu vực nông thôn còn thấp; Tình trạng xả chất thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, nông nghiệp, sản xuất chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để vẫn còn xảy ra; chưa thực hiện phân loại cũng như chưa có phương án tái chế, tái sử dụng các nguồn phế liệu từ rác thải sinh hoạt; kinh phí cho công tác thích ứng với BĐKH của tỉnh đã được quan tâm đầu tư nhưng còn hạn chế; chưa xây dựng được các hệ thống bản đồ cảnh báo các khu vực có nguy cơ rủi ro cao do tai biến thiên nhiên, BĐKH dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án trong kế hoạch, đề án đề ra.

    Để khắc phục những tồn tại bất cập và phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện tốt theo Nghị quyết số 41-NQ/TW,  Nghị quyết 24-NQ/TW cần tiếp tục đẩy mạnh một số giải pháp, nhiệm vụ hành động thiết thực nhằm đạt hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

    Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất, nước....; tuyên truyền, phổ biến cần nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ứng phó với BĐKH, BVMT. Đồng thời chú trọng đầu tư xây dựng các chế tài và cơ sở vật chất phục vụ cho việc phân loại, xử lý rác thải; tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền và xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên địa bàn toàn tỉnh.

    Tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nhất là các thiết bị đo nhanh phục vụ công tác thanh, kiểm tra, phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Tiếp tục rà soát xây dựng một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023-2025, trong đó tập trung khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm thân thiện với môi trường. Hoàn thiện quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

    Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, trước mắt ưu tiên xử lý các điểm nóng có nguy cơ ô nhiễm môi trường; đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường như hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung của các khu đô thị, hạ tầng bảo vệ môi trường các khu dân cư nông thôn tập trung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố gắn với nội dung yêu cầu đạt chuẩn nông thôn mới.

    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung rà soát, tổ chức kiểm tra các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở hoạt động khoáng sản, chế biến nông sản, chăn nuôi tập trung... kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng các-bon; Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng./.

    QLMT-B-KH.jpg

    Cán bộ và công chức Phòng Quản lý môi trường và biến đổi khí hậu

  • Tác giả: Phòng Môi trường và biến đổi khí hậu - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
  • Kiểm tra, khảo sát thực địa Dự án Nhà máy chế biến mủ cao su Điện Biên tại xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điên Biên
  • Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và 55 năm Ngày mất của Người (02/9/1969 – 02/9/2024)
  • Chính sách ưu đãi đất ở cho cán bộ vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
  • Quy định mới về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình đang sử dụng đất
  • Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Hội nghị phổ biến, truyên truyền luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật
  • Kiểm tra cấp Giấy phép môi trường của Thuỷ điện Nậm Mức
  • Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024)
  • Sở Tài nguyên và Môi trường Giao lưu thể thao Khối thi đua Hạ tầng - Kinh tế - Kỹ thuật
  • Trang: 
  • 21-30 of 709<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Chứng nhận Tín nhiệm mạng
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Ngọc Vương - Giám đốc Sở
  • Địa chỉ: Số 315 - Đường Võ Nguyên Giáp - Phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
  • Điện thoại: 0215.3810.093 Fax: 0215.3810.291 Email: stnmt@dienbien.gov.vn
  • Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 378/GP-STTTT Ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên
  • (Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ghi rõ nguồn "http://stnmt.dienbien.gov.vn" khi sử dụng lại thông tin)
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên