Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 206/QĐ-STNMT ngày 23/12/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên năm 2023 với quy mô 85 điểm quan trắc trên địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Quan trắc môi trường năm 2023 tỉnh Điện Biên được thực hiện thành 02 đợt: Đợt 1 vào mùa khô từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023; Đợt 2 vào mùa mưa từ tháng 8/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả quan trắc môi trường đợt I như sau:
Môi trường không khí: Kết quả phân tích tại 33 điểm quan trắc môi trường không khí xung quanh trên địa bàn trung tâm các huyện, thị xã, thành phố cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Điện Biên tương đối ổn định, đa số các chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép (theo QCVN 26:2016/BYT, QCVN 03:2019/BYT, QCVN 02:2019/BYT, TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 05:2013/BTNMT).
Chỉ tiêu về tiếng ồn: tại thời điểm có tổng số 07/33 điểm vượt QCVN 26:2010/BTNMTtại các vị trí KK5 (Khu vực khu chợ cây xăng C4) tiếng ồn tức thời có giá trị (71,3dB); KK6 (Khu vực chợ Bản Phủ) tiếng ồn tức thời có giá trị (70,2 dBA); KK19 (Khu vực Cầu Suối Lư) tiếng ồn tức thời có giá trị (71,3 dBA); KK23 (Khu vực chợ trung tâm huyện Tủa Chùa) tiếng ồn tức thời có giá trị (71,2 dBA); KK28 (Ngã ba chợ Pom Lót) tiếng ồn tức thời có giá trị (71,5 dBA); KK31 (Khu vực ngã ba quảng trường thành phố giáp Công an tỉnh) tiếng ồn tức thời có giá trị (70,8 dBA); KK32 (Khu vực Chợ C13) tiếng ồn tức thời có giá trị (73,1 dBA).
Chỉ tiêu về bụi lơ lửng: có 01/33 mẫu phân tích vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT tại vị trí KK32 (Khu vực Chợ C13) thuộc thành phố Điện Biên Phủ có giá trị là 0,327 (mg/m3)
Môi trường nước mặt: Kết quả phân tích tại 24 mẫu nước mặt trên địa bàn tỉnh cho chất lượng môi trường nước mặt còn tương đối tốt. Tuy nhiên chất lượng môi trường nước mặt suy giảm hơn so với các năm trước, các chỉ tiêu phân tích hầu hết nằm dưới hoặc vượt từ nhẹ so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Một số mẫu phân tích cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm về chỉ tiêu COD, BOD5, Coliform, NH4+, NO2-, TSS, SS cụ thể:
Chỉ tiêu COD: Có 06/24 mẫu phân tích có chỉ tiêu COD vượt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1 cho phép; tại các vị trí Mẫu nước mặt sông Nậm Rốm (điểm đầu Thành phố); Mẫu nước mặt sông Nậm Rốm (điểm cuối Thành phố); Khu vực Hồ thủy lợi Nậm Khẩu Hú; Mẫu nước mặt hồ Huổi Phạ; Nước Hồ Pá Khoang thành phố Điện Biên Phủ; Nước Hồ Co Nôm xã Noong Luống huyện Điện Biên.
Chỉ tiêu BOD5: có 06/24 vị trí có kết quả phân tích vượt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1 cho phép tại các vị trí Mẫu nước mặt sông Nậm Rốm (điểm đầu Thành phố); Mẫu nước mặt sông Nậm Rốm (điểm cuối Thành phố); Khu vực Hồ thủy lợi Nậm Khẩu; Mẫu nước mặt hồ Huổi Phạ; Nước Hồ Pá Khoang; Nước Hồ Co Nôm xã Noong Luống huyện Điện Biên.
Chỉ tiêu Coliform: có 01/24 vị trí có kết quả phân tích vượt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1 cho phép tại vị trí Mẫu nước mặt sông Nậm Rốm (điểm cuối Thành phố).
Chỉ tiêu NH4+: có 1/24 vị trí có kết quả đo kiểm vượt quy chuẩn cho phép là mẫu nước Hồ Co Nôm xã Noong Luống
Chỉ tiêu NO2-: có 4/24 vị trí có kết quả đo kiểm vượt quy chuẩn cho phép là Nước Hồ Pá Khoang, Nước Hồ Co Nôm xã Noong Luống, Mẫu nước suối Ảng Cang và Mẫu nước tại trung tâm thị trấn (suối Bản Hon).
Chỉ tiêu TSS và SS: có 1/24 vị trí có kết quả đo kiểm vượt quy chuẩn cho phép là tại vị trí Mẫu nước mặt sông Nậm Rốm (điểm cuối Thành phố).
Các chỉ tiêu Clorua (Cl-), sunphat (SO42-) photphat (PO43-), Nitơ (N) và Nitrat (NO3-) đều nằm trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Nhìn chung, chất lượng nguồn nước mặt tại các con sông suối chảy qua thành phố Điện Biên Phủ và trung tâm các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, thị xã Mường Lay, Nậm Pồ có dấu hiệu, một số chỉ tiêu vượt ngưỡng so với quy chuẩn, nếu không được kiểm soát trong thời gian tới có khả năng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt.
Môi trường nước ngầm: Kết quả phân tích tại 17 điểm quan trắc môi trường nước ngầm trên địa bàn tỉnh cho thấy chất lượng môi trường nước ngầm tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc hầu hết đều nằm dưới quy chuẩn cho phép (QCVN 09:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất). Một số mẫu phân tích cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm về chỉ tiêu Coliform, NH4+, cụ thể:
Chỉ tiêu Coliform: Có 08/17 mẫu phân tích có kết quả đo vượt giới hạn cho phép tại QCVN 09:2015/BTNMT tại các vị trí tại các vị trí Nng2- Mẫu nước giếng sinh hoạt phường Thanh Trường, Nng5 - Trung tâm huyện mới (Pú Tửu), Nng7 - Nước giếng sinh hoạt khối 1 và 2 thị trấn Mường Ảng, Nng9 - Mẫu nước giếng sinh hoạt khối 5, thị trấn Mường Chà, Nng11 - Nước sinh hoạt khối Thắng Lợi thị trấn Tuần Giáo; Nng14 - Khu vực Nước giếng sinh hoạt khu Thành Công, thị trấn Tủa Chùa, Nng15 - Nước giếng sinh hoạt của dân cư cạnh kho thuốc BVTV thị trấn Tủa Chùa; Nng17 - Nước giếng chi cục thuế trung tâm huyện Nậm Pồ. Các vị trí còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép
Chỉ tiêu NH4+: có 1/24 vị trí có kết quả đo kiểm vượt quy chuẩn cho phép là mẫu nước sinh hoạt khối 7 và 8 thị trấn Mường Ảng.
Môi trường đất: Kết quả phân tích tại 7 điểm quan trắc môi trường đất trên địa bàn trung tâm các huyện, thị xã, thành phố cho thấy chất lượng môi trường đất đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc hầu hết đều nằm dưới quy chuẩn cho phép (QCVN 03-MT:2015/BTNMT, cột đất nông nghiệp: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất; QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất).
Một số hình ảnh: